Visa hết hạn

visa hết hạn

Thời hạn visa là gì? Cần làm gì khi visa hết hạn? Hãy cùng Luật Rong Ba trả lời các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Visa là gì?

Visa còn được gọi là thị thực nhập cảnh. Visa là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh người được cấp visa được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó. Tùy vào trường hợp nhập cảnh một lần hay nhiều lần mà thời gian lưu lại sẽ khác nhau.

Không phải quốc gia nào cũng yêu cầu có Visa khi nhập cảnh. Một số quốc gia đã miễn trừ chính sách áp dụng Visa nhập cảnh như các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt. Visa được lãnh sự quán của quốc gia cấp.

Thời hạn visa là gì?

Thời hạn của visa là khoảng thời gian mà người nước ngoài có quyền được tạm trú, xuất nhập cảnh tại quốc gia mà mình không có quốc tịch.

Thời hạn của visa thường sẽ được ghi trên tờ visa hoặc được mã điện tử tùy theo quy định của từng quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam thời hạn visa cho người nước ngoài là khoảng thời gian người nước ngoài được tạm trú, đi lại và xuất nhập cảnh theo các quy định của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Thời hạn của visa được ghi rõ trên visa hoặc trên con dấu lưu trú được đóng bởi sân bay, đại sứ quán/ lãnh sự quán hoặc của Cơ quan xuất nhập cảnh trung ương và địa phương.

Visa Việt Nam có thời hạn bao lâu?

Tùy vào từng loại và tùy thuộc vào mục đích mà visa có thể chia ra làm loại visa ngắn hạn và visa dài hạn. Visa Việt Nam theo quy định thông thường có các loại thời hạn như sau:

+ Visa LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) hoặc tối đa 2 năm đối với trường hợp xin cấp thẻ tạm trú

+ Visa DL – Cấp cho khách du lịch đến Việt Nam có thời hạn tối đa là 3 tháng (90 ngày) những mỗi lần chỉ được tạm trú tối đa là 1 tháng (30 ngày)

+ Visa ĐT1 – Có thời hạn tối đa là 1 năm ( 12 tháng) hoặc tối đa 10 năm đối với việc xin cấp thẻ tạm trú  được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên 

+ Visa ĐT2 – Có thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa hoặc không quá 5 năm với thẻ tạm trú được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 

+ Visa ĐT3 – Có thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa hoặc không quá 3 năm với thẻ tạm trú được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

+ Visa ĐT4 – Có thời hạn tối đa là 1 năm (12 tháng), cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

+ Visa DN1 -Có thời thông thường là 3 tháng (90 ngày) được Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Visa DN2 – Có thời thông thường là 3 tháng (90 ngày) Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Visa LĐ1 – Có thời hạn tối đa 1 năm (24 tháng) hoặc 2 năm đối với với xin thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

+ Visa LĐ2 – Có thời hạn tối đa 1 năm (24 tháng) hoặc 2 năm đối với với xin thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động

+ Visa EV-Thị thực điện tử có thời hạn là 1 tháng (30 ngày)

+ Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

+ Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

+ Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

+ Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng hoặc xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn dài hơn.

Vậy cần phải làm gì khi visa hết hạn ở Việt Nam?

Trước tiên, cần phải “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, để tránh tình trạng quá hạn visa trước khi có ý định nhập cảnh du khách nên cân nhắc tùy theo mục đích của chuyến đi mà chọn xin visa có thời hạn tương ứng.

Hoặc sau khi đã nhập cảnh nếu muốn lưu trú lâu hơn thì cần gia hạn visa, hoặc xin thẻ tạm trú. Còn trong trường hợp người nước ngoài đã quá hạn visa ở Việt Nam sẽ có 2 phương án giải quyết:

Thứ nhất, gia hạn visa nếu thời gian quá ngắn

Trong trường hợp bạn chỉ mới quá hạn dưới 5 ngày ở mức độ nhẹ, sau khi nộp phạt đầy đủ nếu vẫn có nhu cầu ở lại Việt Nam thì xin gia hạn visa.

Để xin gia hạn thị thực hay cấp mới visa bạn có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh để được giải quyết tình trạng quá hạn, cũng như xin gia hạn visa.  

Hồ sơ xin gia hạn các loại visa Việt Nam

Trước khi gia hạn visa, bạn cần xác định rõ loại visa đang sở hữu thuộc loại nào, bởi mỗi loại visa gia hạn cơ quan thẩm quyền sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau.

STT

Loại visa Việt Nam

Hồ sơ xin gia hạn cần chuẩn bị

1

Visa Lao động (LĐ)

Bản gốc hộ chiếu của người ngoại quốc còn thời hạn theo quy định.

Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh cho người nước ngoài.

Giấy phép lao động hoặc giấy xin miễn giấy phép lao động.

Mẫu đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam (Mẫu N5).

Giấy xác nhận tạm trú cấp bởi công an địa phương nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam.

Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Hà Nội.

2

Visa Doanh nghiệp (DN)

Bản gốc hộ chiếu của người ngoại quốc còn thời hạn theo quy định

Giấy xác nhận tạm trú cấp bởi công an địa phương nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam

Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh

Mẫu đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam (Mẫu N5)

Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Hà Nội

3

Visa Đầu tư (ĐT)

Bản gốc hộ chiếu của người ngoại quốc còn thời hạn theo quy định

Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư hoặc Giấy đăng kí kinh doanh có thể hiện thành viên góp vốn

Giấy xác nhận tạm trú cấp bởi công an địa phương nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam

Mẫu đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam (Mẫu N5)

Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Hà Nội

4

Visa Thăm thân (TT)

Bản gốc hộ chiếu của người ngoại quốc còn thời hạn theo quy định

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người nước ngoài và người bảo lãnh

Giấy xác nhận tạm trú cấp bởi công an địa phương nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam

Giấy CMND của thân nhân bảo lãnh cho người nước ngoài.

Mẫu đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam (Mẫu N5)

5

Visa Du lịch (DL)

Mẫu đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam (Mẫu N5)

Bản gốc hộ chiếu của người ngoại quốc còn thời hạn theo quy định

Thứ hai, xuất cảnh khỏi Việt Nam

Với những trường hợp người nước ngoài quá hạn visa ở Việt Nam nằm trong “danh sách đen” sẽ bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam 5 năm. Khi hết thời hạn cấm mới được phép nhập cảnh trở lại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

visa hết hạn
visa hết hạn

Mức phạt quá hạn visa

Các mức phạt bao gồm: xử phạt hành chính, buộc phải xuất cảnh và cuối cùng là trục xuất, cấm nhập cảnh trong một thời gian (Tối thiểu là 5 năm)

Nếu visa hết hạn cũng đồng nghĩa với việc hết thời hạn tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Lúc này, người nước ngoài sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 02 triệu đồng đối với người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

– Phạt tiền từ 03- 05 triệu đồng đối với người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chẳng hạn, đối tượng có thời hạn quá hạn visa dài hoặc vi phạm nhiều lần).

Gia hạn visa ở đâu

Gia hạn visa được thực hiện tại cơ quan xuất nhập công an cấp tỉnh hoặc Cục xuất nhập cảnh.

Người nước ngoài tạm trú tại các tỉnh, thì thực hiện thủ tục gia han visa tại Phòng xuất nhập cảnh – Công an tỉnh. Ngoài ra, họ cũng có thể gia hạn visa tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Cục quản lý xuất nhập cảnh là cơ quan cao nhất để giải quyết thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài. Bào gồm:

– Cục xuất nhập cảnh Hà Nội

– Cục xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh

Các loại visa được gia hạn tại Việt Nam

STT

Loại visa

Ký hiệu

Gia hạn

Mục đích sử dụng

1

Visa Doanh nghiệp

DN1

3 tháng

Làm việc tại doanh nghiệp bảo lãnh

2

Visa Lao động

LĐ1, LĐ2

1 năm

Lao động tại doanh nghiệp bảo lãnh

3

Visa Đầu tư

ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4

1 năm

Cấp cho nhà đầu tư, góp vốn, chủ doanh nghiệp

4

Visa Thăm thân

TT

1 năm

Thăm người thân ở Việt Nam

5

Visa Du lịch

DL

3 tháng

Tham quan du lịch

6

Visa Du học

DH

1 năm

Học tập,nghiên cứu sinh

Ngoài ra, Người nước ngoài nhập cảnh bằng Miễn thị thực 15 ngày, Visa điện tử (E – visa) cũng có thể được gia hạn.

Điều kiện gia hạn visa

– Có doanh nghiệp, tổ chức hoặc người Việt Nam bảo lãnh

– Hộ chiếu còn thời hạn dài hơn thời hạn của visa ít nhất 1 tháng.

– Không nằm trong danh sách bắt buộc phải xuất cảnh.

– Đã khai báo tạm trú theo quy định.

Lệ phí xin gia hạn visa việt nam

Loại visa Việt Nam

Mức phí gia hạn

Thị thực có giá trị 1 lần 

25 USD/ chiếc

Thị thực có giá trị nhiều lần

Trong thời hạn 3 tháng 

50 USD/ chiếc

Trong thời hạn 3 tháng đến 6 tháng 

95 USD/ chiếc

Trong thời hạn 6 tháng đến 1 năm 

135 USD/ chiếc

Trong thời hạn 1 năm đến 2 năm 

145 USD/ chiếc

Trong thời hạn 2 năm đến 5 năm 

155 USD/ chiếc

Dành cho đương đơn dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)

25 USD/ chiếc

Lưu ý:

Trên đây là lệ phí gia hạn visa Việt Nam áp dụng theo quy định của cơ quan thẩm quyền. Mức phí này có thể thay đổi  theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh tại thời điểm bạn nộp hồ sơ.

Ngoài lệ phí nộp hồ sơ như trên, đương đơn xin gia hạn visa Việt Nam còn mất thêm các khoản phí khác liên quan đến chuẩn bị hồ sơ như: In ấn, dịch thuật giấy tờ, hợp pháp hóa lãnh sự và đi lại làm việc với cơ quan thẩm quyền (chưa bao gồm trong chi phí nói trên).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Rong Ba về visa hết hạn. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được về thời hạn visa và những điều cần làm khi visa hết hạn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi visa hết hạn hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Rong Ba để được tư vấn kịp thời.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775