Vi bằng của thừa phát lại

vi bằng của thừa phát lại

Lập vi bằng là mảng công việc chủ yếu và mang lại nguồn thu lớn cho các Văn phòng Thừa phát lại. Vậy vi bằng của thừa phát lại được quy định như thế nào.

Bài viết về vi bằng của thừa phát lại của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm vi bằng của thừa phát lại

Vi bằng là văn bản do Thừa  phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3, điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

– Vi bằng là văn bản được lập bởi Thừa phát lại, nó chứa đựng nội dung thể hiện sự ghi nhận, mô tả, phản ánh một cách khách quan, trung thực các sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, trong đó, Thừa phát lai mô tả những gì mình nhìn được, nghe được, ngửi được… hoặc thông qua các vật dụng chuyên dụng như thước đo, cân, nhiệt kế… để ghi lại những kết quả nhất định vào vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể là hình ảnh, quay phim để làm rõ thêm sự kiện, diễn biến lập vi bằng. Thừa phát lại chịu trách nhiệm về tính chính xác của những gì mình đã ghi nhận trong vi bằng, do đó, vi bằng của Thừa phát lại đảm bảo tính khách quan, trung thực của sự kiện, hành vi mình đã ghi nhận.

– Vi bằng là văn bản theo mẫu, được lập bởi Thừa phát lại và trực tiếp Thừa phát lại ký tên vào vi bằng mà không được ủy quyền cho người khác ký thay.

 – Việc lập vi bằng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức, nội dung của Vi bằng.

– Vi bằng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong sự kiện, hành vi được ghi nhận.

Qua các đặc điểm trên, có thể thấy hoạt động lập vi bằng có nhiều nét tương đồng với hoạt động công chứng, chứng thực của Công chứng viên.

Tuy nhiên, khác với công chứng, vi bằng không chứng nhận, không bảo đảm tính xác thực về nội dung giao dịch, hợp đồng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên như văn bản công chứng.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Trình tự, thủ tục lập vi bằng của thừa phát lại

Việc lập vi bằng của thừa phát lại được tiến hành thông qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng của Người yêu cầu lập vi bằng

Khi có nhu cầu lập vi bằng, khách hàng thường sẽ phải đến Văn phòng Thừa phát lại. Tại Văn phòng, họ trình bày với người tiếp nhận các yêu cầu của mình và yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối với hành vi, sự kiện nhất định.

Sau khi phía Văn phòng Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu, Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm xem xét hành vi sự kiện được yêu cầu lập vi bằng. Nếu hành vi sự kiện là trái pháp luật thì phải từ chối lập vi bằng.

Trường hợp yêu cầu lập vi bằng là hành vi sự kiện hợp pháp thì hai bên có thể tiếp tục đến bước thứ hai là thỏa thuận cụ thể về việc lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng Cá nhân, tổ chức lập vi bằng phải thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại các nội dung chủ yếu sau:

Nội dung cần lập vi bằng: là các hành vi, sự kiện mà thừa phát lại phải tiến hành lập vi bằng. Địa điểm, thời gian lập vi bằng: Nơi xảy ra hành vi, sự kiện.

Chi phí lập vi bằng: là kinh phí mà người yêu cầu lập vi bằng phải thanh toán cho Văn phòng thừa phát lại. Các thỏa thuận khác nếu có: trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại…

Theo quy định hiện hành, hình thức của các thỏa thuận trên phải là bằng Văn bản. Thực tế cho thấy, các Văn phòng Thừa phát lại thường áp dụng dưới hình thức ký kết một Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng với Người yêu cầu lập vi bằng.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng Vi bằng (theo mẫu) có thể được lập tại chính trụ sở Văn phòng Thừa phát lại hoặc tại một nơi khác mà khách hàng yêu cầu.

Thừa phát lại mô tả trung thực, khách quan và cụ thể sự kiện hành vi cần ghi nhận; nếu cần thiết có thể tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… đính kèm trong vi bằng.

Vi bằng được lập thông thường thành 03 bản: 01 bản đăng ký trại Sở tư pháp, 01 bản cấp cho Người yêu cầu lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại.

Trường hợp muốn lập nhiều bản hơn, khách hàng và Thừa phát lại có thể cùng nhau thỏa thuận thêm. Trong trường hợp có sai sót về soạn thảo, đánh máy, lỗi kỹ thuật, ghi chép, không làm ảnh hưởng đến nội dung vi bằng thì Thừa phát lại được sửa lỗi đó. Việc thừa phát lại sửa nội dung này cũng tương tự việc sửa lỗi kỹ thuật của Văn bản công chứng.

Bước 4: Đăng ký Vi bằng

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập Vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm Đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Bước 5: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng, cấp bản sao vi bằng (nếu có)

Sau khi hoàn tất việc lập Vi bằng, thì Người yêu cầu lập Vi bằng được nhận 01 bản chính Vi bằng. Người yêu cầu lập vi bằng có quyền yêu cầu cấp bản sao Vi bằng với số lượng không hạn chế.

Sau đó, Văn phòng thừa phát lại cho khách hàng ký biên bản bàn giao Vi bằng và tiến hành thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

vi bằng của thừa phát lại
vi bằng của thừa phát lại

Vi bằng ghi nhận các vụ việc dân sự:

Ghi nhận sự thoả thuận giữa các bên trong các thoả thuận, cam kết sau:

Vi bằng về Hợp đồng thuê nhà.

Vi bằng về việc bổ sung quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng thuê nhà.

Vi bằng về Hợp đồng đặt cọc cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Vi bằng về Hợp đồng đặt cọc cho việc mua bán căn hộ chung cư.

Vi bằng về Hợp đồng đặt cọc cho việc thoả thuận mua bán xe ô tô.

Vi bằng về Hợp đồng vay mượn tiền.

Vi bằng về Hợp đồng hợp tác đầu tư.

Vi bằng thoả thuận phân chia tài sản.

Vi bằng về việc phân chia quyền sử dụng đất.

Vi bằng về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Vi bằng về việc hai bên mua bán nhà bằng giấy tay.

Vi bằng về việc đứng tên dùm tài sản cho công ty.

Vi bằng về việc giao tiền cho người khác mua dùm nhà, đất.

Vi bằng về việc đứng tên dùm trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Vi bằng về việc phân chia tài sản sau ly hôn.

Vi bằng xác nhận tài sản riêng của vợ/ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Vi bằng về việc phân chia tài sản trong thời kì hôn nhân.

Vi bằng về việc họp gia đình tặng cho nhà.

Vi bằng về việc các bên thoả thuận góp vốn hợp tác kinh doanh.

Vi bằng về việc các bên thoả thuận giao tài sản để đảm bảo thực hiện Hợp đồng thương mại.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng:

Vi bằng ghi nhận thoả thuận nuôi con.

Vi bằng về hiện trạng các phòng làm việc của công ty.

Vi bằng về việc nghiêng lún của căn nhà.

Vi bằng xác nhận hiện trạng phần không gian xung quanh nhà.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng tường giáp ranh giữa hai nhà đang tranh chấp

Vi bằng  về việc giao nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ.

Vi bằng về việc thu hồi lại nhà cho thuê.

Vi bằng hiện trạng căn nhà, tài sản hiện có trong nhà.

Vi bằng ghi nhận việc tiến hành kiểm tra, đo lấy mẫu âm thanh.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng thiết bị điện.

Vi bằng ghi nhận về việc các gian hàng bán ẩm thực.

Vi bằng về việc họp Hội đồng cổ đông.

Vi bằng việc giao nhận tiền 

Phạm vi, thẩm quyền vi bằng của thừa phát lại

Theo quy định hiện hành, về thẩm quyền thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp mà pháp luật cấm hoặc chưa cho phép.

Về phạm vi, hiện nay Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 thì: “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”.

Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.

Để đảm bảo tính trung thực, khách quan, Thừa phát lại không được tham gia vào sự kiện, hành vi mà mình ghi nhận trong vi bằng.

Hiện nay, có hai loại vi bằng cơ bản mà các Văn phòng Thừa phát lại thường lập đó là: Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và Vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, trong giai đoạn thí điểm, Thừa phát lại tập trung lập vi bằng trong một số trường hợp nhất định như: xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; xác định tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; xác định tình trạng nhà khi mua nhà; xác định tình trạng nhà đất bị lấn chiếm; xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; xác nhận tình trạng tài sản trước khi lý hôn, thừa kế; xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; 

Ngoài ra, thừa phát lại có thể tiến hành xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật (Công văn số 415/BTP-TCTHA ngày 28/01/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về vi bằng).

Thừa phát lại chưa hoặc không được lập vi bằng đối với một số trường hợp sau: Những việc thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp;

Những sự kiện, hành vi thuộc về bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự và văn bản liên quan; những việc quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP;

Những sự kiện, hành vi có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Nhằm xác nhận, hợp thức hóa các giao dịch trái pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về vi bằng của thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về vi bằng của thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775