Văn phòng thừa phát lại tại Quảng Bình

văn phòng thừa phát lại tại Quảng Bình

Chức năng của thừa phát lại là gì? Hình thức thừa phát lại là hình thức khác mới tại Việt Nam hiện nay và nhiều người dân chưa năm rõ về chức năng của thừa phát lại có thể làm những gì.

Và thừa phát lại bị hạn chế làm những gì? Có thể yêu cầu văn phòng thừa phát lại tiến hành thi hành án được không đây cũng là một câu hỏi của người dân. 

Vậy thi hành án tại văn phòng thừa phát lại tại quảng bình được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại quảng bình của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại

Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành

Chức năng của thừa phát lại tại văn phòng thừa phát lại tại quảng bình

Theo quy định tại mục 1 chương IV của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự; Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. 

Bộ Tư pháp lựa chọn một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Văn phòng Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên phạm vi toàn quốc.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại, giá trị pháp lý của vi bằng như sau: Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án.

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Có thể yêu cầu văn phòng thừa phát lại tại quảng bình tiến hành thi hành án

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự về đình chỉ thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án.

Trong trường hợp này, các bên đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại tại cơ quan thi hành án dân sự, nhưng vẫn được quyền tiếp tục thi hành án không thông qua cơ quan thi hành án dân sự.

Tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định: Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về việc Văn phòng Thừa phát lại không được thụ lý các vụ việc thi hành án cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án

Bên cạnh đó thì theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về thủ tục thi hành án dân sự: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án.

Như vậy, từ các quy định hiện hành về thi hành án có thể khái quát về việc xác minh điều kiện thi hành án như sau: Xác minh điều kiện thi hành án là việc người được thi hành án, Chấp hành viên,

Thừa phát lại tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ về tài sản của người phải thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.

Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

văn phòng thừa phát lại tại Quảng Bình
văn phòng thừa phát lại tại quảng bình

Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại

Về thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại được quy định tại điều 43 Nghị định 08/2020 tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Và quy trình thực hiện xác minh điều kiện thi hành án này của thừa phát lại phải đáp ứng theo các trình tự, thủ tục mà luật quy định.

Quy trình xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại

Căn cứ Điều 45 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự Thừa phát lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quyết định xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Quyết định xác minh phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

– Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.

– Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh.

Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.

Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.

– Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải có các nội dung sau đây:

+ Căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm: Tên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án; Quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;

+ Thông tin về người phải thi hành án bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của người phải thi hành án là tổ chức; họ, tên, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án là cá nhân và các thông tin cần thiết khác;

+ Các thông tin đề nghị cung cấp trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này;

+ Thời điểm, thời hạn cung cấp thông tin;

+ Các thông tin khác có liên quan.

Văn bản đề nghị cung cấp thông tin kèm theo các tài liệu liên quan được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, đồng thời gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Trường hợp thực hiện xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Thừa phát lại phải đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi thực hiện xác minh.

– Các quy định khác của pháp luật thi hành án dân sự được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thi hành án văn phòng thừa phát lại tại quảng bình. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại quảng bình và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin