Văn phòng thừa phát lại tại Long An

văn phòng thừa phát lại tại Long An

Thừa phát lại (TPL) là nghề bổ trợ tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, quan hệ với cơ quan nhà nước và trong các quá trình tố tụng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội, an ninh, trật tự.

Hiện trên địa bàn tỉnh Long An có 2 văn phòng TPL hoạt động và sẽ tiếp tục thành lập thêm tại một số địa phương. Vậy phát triển thừa phát lại văn phòng thừa phát lại tại long an được quy định như thế nào. 

Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại long an của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Công tác thừa phát lại của văn phòng thừa phát lại tại long an nhằm Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân

Tỉnh có 15 huyện, thị xã, thành phố và là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, công nghiệp phát triển năng động; các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tiếp tục gia tăng.

Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đột phá, công trình trọng điểm của tỉnh có tác động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Cùng với sự vận động, chuyển biến, phát triển về kinh tế thì các quan hệ xã hội diễn ra cũng có xu hướng ngày càng đa dạng, phức tạp.

Theo đó, dẫn đến nguy cơ xảy ra các tranh chấp; các vụ án về dân sự, kinh tế, thương mại ngày càng tăng về số lượng cũng như về tính chất, quy mô vụ việc,…

Từ những thực tế này, số lượng hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của thi hành án dân sự (THADS) 2 cấp và Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp trên địa bàn tỉnh cần tống đạt rất nhiều, nhu cầu lập vi bằng của tổ chức, cá nhân ngày càng tăng.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có 2 văn phòng TPL ở TP.Tân An và thị xã Kiến Tường được thành lập, hoạt động từ năm 2018, 2019 đến nay. Thông tin từ Sở Tư pháp, loại hình TPL cũng còn khá mới mẻ ở tỉnh.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của TPL là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Theo đánh giá, 2 văn phòng TPL hoạt động thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã giúp giảm tải công việc cho các cơ quan và đáp ứng nhu cầu của người dân lập vi bằng.

Qua tìm hiểu, trong năm 2019, 2020, TAND 2 cấp và THADS 2 cấp trong tỉnh đã thụ lý khoảng 102.000 vụ, việc, qua đó giải quyết hơn 97.000 vụ, việc và tống đạt hơn 161.000 văn bản.

Trong đó, 2 văn phòng TPL ở TP.Tân An và thị xã Kiến Tường góp phần tống đạt được hơn 20.000 văn bản của cơ quan tòa án và lập gần 350 vi bằng.

Thời gian qua, người dân đến 2 văn phòng TPL chủ yếu lập vi bằng liên quan đến những sự kiện như ghi nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; ghi nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê; ghi nhận tình trạng nhà khi mua nhà; ghi nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm; ghi nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế, ghi nhận cuộc họp gia đình, quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn;…

Chị Nguyễn Thị Thủy (huyện Đức Hòa), khi tiến hành khởi công xây dựng công trình trên đất nhưng khu vực giáp ranh đất thường xuyên đổi chủ nên mời cán bộ văn phòng TPL đến ghi nhận hiện trạng đất để lỡ sau này có xảy ra tranh chấp, khiếu kiện thì có cơ sở pháp lý để xử lý.

văn phòng thừa phát lại tại Long An
văn phòng thừa phát lại tại long an

Sẽ mở thêm văn phòng thừa phát lại tại long an

Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có văn phòng TPL ở TP.Tân An và thị xã Kiến Tường là còn quá ít. Ngoài việc chưa đáp ứng nhu cầu tống đạt các hồ sơ, giấy tờ của Tòa án, THADS thì việc đi lại của người dân cũng mất nhiều thời gian, chưa thuận lợi bởi khoảng cách địa giới 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh khá cách xa nhau.

Từ cơ sở pháp lý và tình hình thực tiễn tại địa phương, việc phát triển, thành lập thêm văn phòng TPL trên địa bàn tỉnh sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp theo quy định pháp luật trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, trong quá trình thi hành các bản án, quyết định của TAND; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và THADS; tạo thêm cơ sở pháp lý tích cực để người dân tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là ở những khu vực xa ít tốn thời gian đi lại.

Đặc biệt, việc thành lập thêm các văn phòng TPL sẽ góp phần hạn chế khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; phù hợp với định hướng phát triển KT – XH của tỉnh và tình hình thực tiễn tại từng địa phương; sẽ giảm tải công việc, giảm chi tiêu ngân sách và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, điều quan trọng là sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong hoạt động THADS.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Trần Văn Năm cho biết, tỉnh đã có đề án thành lập thêm các văn phòng TPL dựa trên nhu cầu thực tế, tình hình tại các địa phương.

Theo đó, ngoài 2 văn phòng TPL hiện có trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ thành lập thêm 4 văn phòng TPL ở 4 địa phương: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc và TP.Tân An (mỗi địa phương 1 văn phòng TPL). Sau giai đoạn này sẽ đánh giá, xem xét để thành lập thêm văn phòng TPL tại các địa phương cho hợp lý.

“Thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về chức năng, hoạt động của TPL cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập vi bằng để người dân hiểu rõ hơn.

Ngoài giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu ngân sách và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp mà trực tiếp là cơ quan Thi hành án và TAND, hoạt động của TPL còn đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hạn chế khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh” – ông Trần Văn Năm nhấn mạnh.

Nâng cao chất lượng dịch vụ tư pháp thừa phát lại của văn phòng thừa phát lại tại long an

Ban đầu TPL được thí điểm thực hiện tại TP Hồ Chí Minh. Từ kết quả thu được của TPL tại thành phố sôi động nhất của nước ta, Chính phủ đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua và cho phép tiếp tục và mở rộng thí điểm. Năm nay, 13 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh. Tại các tỉnh, thành này có 51 văn phòng TPL được thành lập, với 120 TPL hành nghề.

Đáng chú ý là đội ngũ hành nghề TPL chủ yếu là: Thẩm phán, điều tra viên, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên…

Các hoạt động của văn phòng TPL là: tống đạt văn bản của Toà án và cơ quan thi hành án; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; trực tiếp tổ chức thi hành án.

Đây là các hoạt động tư pháp hỗ trợ rất nhiều cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp và cả cơ quan Nhà nước trong các hoạt động liên quan đến pháp luật.

Chúng tôi được biết, trong quá trình thực hiện thi hành án dân sự có quy định, người được thi hành án có quyền, trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án.

Nhưng thực tế, không phải người được thi hành án nào cũng có đủ trình độ, thời gian, thẩm quyền để làm việc này. Khi văn phòng TPL ra đời, người được thi hành án có thể thuê dịch vụ này.

Là địa phương đầu tiên tham gia thí điểm TPL nên TP Hồ Chí Minh đi đầu trong hoạt động này với tổng doanh thu 56 tỷ đồng.

Các dịch vụ đem lại doanh thu chủ yếu ở đây là: Lập 22.940 vi bằng; tống đạt 351.897 văn bản; xác minh điều kiện thi hành án 361 việc.

Đối với 12 địa phương mới tham gia thí điểm, doanh thu của các văn phòng TPL hơn 6 tỷ đồng. Các văn phòng TPL tại đây đã tống đạt 25.787 văn bản; lập 1.729 vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án 234 việc.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND TC đánh giá chất lượng của vi bằng do TPL lập và việc sử dụng nó làm nguồn gốc chứng cứ trong việc giải quyết, xét xử các loại án.

Đối với việc tống đạt văn bản, ông Sơn cho rằng hiện nay số lượng các văn bản của Tòa án chuyển giao cho các văn phòng TPL thực hiện tống đạt ngày càng tăng.

Việc sử dụng kênh TPL ngày càng rộng rãi và phổ biến hơn. Tuy nhiên, việc chuyển giao văn bản cho TPL thực hiện vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót.

Ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng Văn phòng TPL quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết những khó khăn, vướng mắc như chi phí tống đạt cao.

Trong quá trình tống đạt, các văn phòng TPL gặp một số khó khăn như: cùng một nội dung văn bản, Tòa án này nhận, Tòa án khác không nhận. Hay tại một Tòa án, thẩm phán này nhận, thẩm phán khác không nhận.

TPL là một chế định mới, một dịch vụ tư pháp mới. Việc thực hiện thí điểm và mở rộng thí điểm hoạt động này cho thấy sự thận trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá một số hoạt động tư pháp được đề ra tại Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Hy vọng, với sự nỗ lực của ngành chức năng, loại hình dịch vụ tư pháp này ngày càng phát huy hiệu quả, đem lại sự hữu ích cho người dân, cơ quan, doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về nâng cao chất lượng văn phòng thừa phát lại tại long an. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại long an và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin