Văn phòng thừa phát lại tại Lâm Đồng

văn phòng thừa phát lại tại Lâm Đồng

Chi phí tống đạt văn bản của Thừa phát lại là bao nhiêu? Có rất nhiều người tò mò về vấn đề này. Vậy tống đạt văn bản của văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng được quy định như thế nào. 

Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thừa phát lại là gì

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự. Công việc này cũng làm về tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Thừa phát lại tống đạt những văn bản nào

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thẩm quyền, phạm vi tống đạt của Thừa phát lại quy định: Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:

Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do Thừa phát lại thực hiện.

Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, không đúng thời hạn của mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Chức năng tống đạt của Thừa phát lại

Thông thường, trong quá trình thực hiện công việc của mình các cơ quan tư pháp để giải quyết được các yêu cầu của người dân phải có sự liên hệ để thông báo, chuyển tài liệu thông qua hoạt đồng tống đạt.

Nhưng với nguồn nhân sự không lớn và phải giải quyết rất nhiều công việc, các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng có thể chuyển các văn bản đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác.

Do đó, sự tham gia của các tổ chức tư nhân ( các văn phòng Thừa phát lại) vào quá trình tống đạt là một giải pháp tốt.

Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp sẽ ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt.

Một số giấy tờ thuộc thẩm quyền Thừa phát lại có thể tống đạt được quy định tại nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau: Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự:

Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự.

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, các loại văn bản này sẽ được thực hiện tống đạt theo yêu cầu và hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa văn phòng thừa phát lại và Bộ tư pháp.

Tống đạt văn bản là gì

Tống đạt văn bản là một trong những công việc Thừa phát lại được làm theo quy định của pháp luật.

Được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định : 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật”

văn phòng thừa phát lại tại Lâm Đồng
văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng

Chi phí tống đạt văn bản của văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng

Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:

– Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

– Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

– Chi phí tống đạt quy định tại khoản này bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.

Như vây, mức chi phí tống đạt tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc. Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì theo thỏa thuận.

Ký hợp đồng dịch vụ tống đạt văn bản văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng

Việc ký hợp đồng dịch vụ tống đạt văn bản giữa Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự với Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư Liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC, cụ thể:

Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự ký hợp đồng nguyên tắc giao các loại văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại tống đạt.

Trên cơ sở hợp đồng, số lượng và từng loại văn bản cụ thể, giao Thừa phát lại tống đạt được thực hiện thông qua sổ giao nhận có xác nhận của 02 bên.

Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thì Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại bằng một hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.

Một cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ký hợp đồng với một Văn phòng Thừa phát lại.

Trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định cho mỗi Tòa án trên địa bàn có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

Một văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án trên địa bàn cấp tỉnh nơi đạt Văn phòng Thừa phát lại.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp thông nhất địa hạt để các Văn phòng Thừa phát lại ký kết hợp đồng dịch vụ với các Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn.

Hợp đồng dịch vụ tống đạt gồm các nội dung chính sau: các loại văn bản cần tống đạt; các loại công việc cần thông báo; thời gian thực hiện hợp đồng; thủ tục tống đạt; quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí tống đạt.

Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao tất cả các loại văn bản đã thỏa thuận và Văn phòng Thừa phát lại không được từ chối khi có yêu cầu tống đạt.

Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm gửi 01 bản hợp đồng dịch vụ tống đạt với Văn phòng Thừa phát lại đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản ngay sau khi ký kết.

Quy trình nghiệp vụ Thừa phát lại đối với công việc tống đạt văn bản:

Việc tống đạt được thực hiện theo trình tự như sau:

– Bước 1: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng dịch vụ giao các loại văn bản cho văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng tống đạt.

– Bước 2: Trên cơ sở hợp đồng, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã thỏa thuận tống đạt cho văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng để thực hiện việc tống đạt cho đương sự. Việc giao nhận Văn bản được thực hiện thông qua sổ giao nhận có xác nhận của 02 bên.

– Bước 3: Trưởng Văn phòng phân công Thừa phát lại và Thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt.

+ Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng;

+ Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

+ Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.

– Bước 4: Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tống đạt văn bản của văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại lâm đồng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin