Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội

văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội

Thi hành án dân sự theo yêu cầu cầu đương sự thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại. Chức năng tổ chức thi hành án được xem như định hướng của ngành thi hành án hiện nay. 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại hà nội thực hiện chức năng này được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại hà nội của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP  về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án tương tự như Chi cục thi hành án. Tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn dịch vụ thi hành án tốt nhất đảm bảo quyền lợi.

Thừa phát lại là gì? Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP định nghĩa:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

Trong đó:

– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.

– Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Hiện nay, nhiều người biết đến Thừa phát lại thông qua hoạt động lập vi bằng. Đặc biệt là việc lập vi bằng để mua bán đất bởi vi bằng được Thừa phát lại lập dựa theo thực tế chứng kiến, hành vi, sự kiện có thật nên sẽ là một trong những nguồn chứng cứ chính xác để sử dụng khi có tranh chấp.

Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định như sau:

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thừa phát lại là người thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu, hồ sơ do chính Thừa phát lại thực hiện cũng như thực hiện lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại được hiểu là một tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm những cụm từ như “Văn phòng thừa phát lại” và phần tên riêng được viết liền đằng sau.

Những người đúng đầu Văn phòng thừa phát lại thường là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại.

Các văn phòng thừa phát lại thường có trụ sở và có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Chức năng của Văn phòng Thừa phát hoàn toàn dựa trên những việc mà Thừa phát lại có thể thực hiện được.

văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội
văn phòng thừa phát lại tại hà nội

Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại tại hà nội

Việc thành lập phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

Điều kiện về kinh tế – xã hội của nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện;

Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Một số điều kiện khác:

Phải đăng ký mã số thuế và mở tài khoản văn phòng.

Phải ký quỹ cho mỗi thừa phát lại là 100 triệu đồng hoặc phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại.

Một số các tài liệu khác chứng minh văn phòng thừa phát lại có đủ điều kiện thành lập hoạt động.

Chức năng của văn phòng thừa phát lại tại hà nội

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập dựa trên việc gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ký quyết định.

Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại dựa trên những việc mà Thừa phát lại được làm. Những công việc mà Thừa phát lại được làm được quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2013/NĐ-CP, bao gồm:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Thẩm quyền thi hành án của văn phòng thừa phát lại tại hà nội

Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án đối với các bản án, quyết định sau đây:

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.

Để được thi hành án, khách hàng cần làm gì

Để yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án. Khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân và bản án của Tòa án đến Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng thừa phát lại hướng dẫn khách hàng biện pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Quy trình thi hành án tại văn phòng thừa phát lại tại hà nội thực hiện

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu Thi hành án tại Văn phòng Thừa phát lại

Khách hàng có nhu cầu thi hành án sẽ làm việc với thư ký nghiệp vụ. Thư ký nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về một số quy định pháp luật có liên quan đến thi hành án.

Tại đây, khách hàng cung cấp bản án, quyết định của Tòa án. Điền nội dung yêu cầu thi hành án vào Phiếu yêu cầu thi hành án (theo mẫu).

Thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của nội dung yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án của Văn phòng và trình Thừa phát lại quyết định.

Thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng điền vào Phiếu cung cấp thông tin (theo mẫu) những thông tin cần thiết liên quan đến việc thi hành án. Trong đó, xác định rõ việc yêu cầu Văn phòng xác minh điều kiện thi hành án của khách hàng.

Bước 2. Ký hợp đồng thi hành án tại Văn phòng Thừa phát lại

Khách hàng và Văn phòng Thừa phát lại tiến hành ký hợp đồng thi hành án. Trong đó, xác định rõ: ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án; các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định; chi phí, phương thức thanh toán mức chi phí theo từng giai đoạn thi hành án gồm xác minh điều kiện thi hành án, thực hiện thi hành án, các trường hợp thanh lý hợp đồng.

Hợp đồng thi hành án được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Thư ký nghiệp vụ ghi vào sổ theo dõi hợp đồng thi hành án.

Bước 3. Mời đương sự đến thỏa thuận về việc thi hành án

Thừa phát lại thụ lý vụ việc có trách nhiệm mời các bên liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở Văn phòng để thỏa thuận về việc thi hành án.

Nếu các bên thỏa thuận được với nhau toàn bộ hoặc từng phần về việc thi hành án thì tiến hành lập biên bản về thỏa thuận đó.

Bước 4. Xác minh điều kiện thi hành án của đương sự

Trường hợp khách hàng yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Thừa phát lại tiến hành xác minh điều kiện thi hành án theo Quy định.

Nếu khách hàng không yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án. Thừa phát lại yêu cầu Khách hàng cung cấp kết quả xác minh điều kiện thi hành án.

Bước 5. Thanh lý hợp đồng thi hành án tại văn phòng thừa phát lại tại hà nội

Tiền, tài sản thu được từ thi hành án được chuyển cho khách hàng sau khi khấu trừ chi phí theo hợp đồng thi hành án.

Sau khi hoàn tất thủ tục thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại tiến hành thanh lý hợp đồng thi hành án với khách hàng.

Chi phí thi hành án: Văn phòng Thừa phát lại được thu theo mức phí thi hành án dân sự. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại hà nội. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại hà nội và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin