Văn phòng thừa phát lại tại Đồng Tháp

văn phòng thừa phát lại tại Đồng Tháp

Thừa phát lại là một thuật ngữ gốc Hán – Việt đã tồn tại ở Việt Nam từ trước năm 1975. Vậy thừa phát lại được hiểu như thế nào? Làm sao để trở thành thừa phát lại?

Văn phòng thừa phát lại là gì? Điều kiện thành lập và chức năng của văn phòng thừa phát lại cụ thể ra sao? Văn phòng thừa phát lại không được phép làm những việc gì? 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thừa phát lại là gì

Khái niệm thừa phát lại 

Thừa phát lại không phải nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước nhưng lại là người được Nhà nước bổ nhiệm.

Theo đó thừa phát lại được trao cho các quyền để thực hiện một số công việc nhất định như: tống đạt giấy tờ, thi hành án dân sự, lập vi bằng và các công việc khác trong khuôn khổ quy định của pháp luật và các Nghị định liên quan.

Trong xã hội cũ thừa phát lại tương đương với chức mõ tòa – là người chuyên giữ việc báo tin và chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Tòa án. Nhưng hiện tại cụ thể các công việc được thừa phát lại thực hiện bao gồm:

Lập vi bằng theo yêu cầu của các tổ chức, cơ quan và cá nhân;

Thực hiện công việc tống đạt các loại giấy tờ, tài liệu… theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Tòa án;

Trực tiếp tổ chức việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của các đương sự;

Theo yêu cầu của đương sự, thừa phát lại còn xác minh điều kiện thi hành án;

Chú ý: Thừa phát lại không tổ chức thi hành các bản án, quyết định do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động và trực tiếp ra quyết định thi hành án.

Điều kiện để được bổ nhiệm thừa phát lại

Để được cơ quan nhà nước bổ nhiệm chức danh thừa phát lại cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

Chưa có tiền án;

Tốt nghiệp chuyên ngành luật – cử nhân luật;

Là người Việt Nam có sức khỏe và đạo đức, phẩm chất tốt;

Đã được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn đào tạo thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

Hiện tại không kiêm nhiệm hành nghề luật sư, công chứng viên và một số công việc khác theo quy định của pháp luật;

Đã có kinh nghiệm công tác trong ngành luật từ 5 năm hoặc đã từng đảm nhận chức vụ thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, kiểm sát viên, điều tra viên, công chức viên từ Trung cấp trở lên.

Đặc điểm của thừa phát lại

Khi thực hiện các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, thừa phát lại có quyền tương đương Chấp hành viên (trừ quyền xử phạt vi phạm hành chính).

Mọi cá nhân cũng như các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải thực hiện các yêu cầu của thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân từ chối thực hiện yêu cầu của thừa phát lại trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và nếu có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Hơn thế nữa, thừa phát lại còn giúp đương sự chủ động sử dụng vi bằng làm chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân đương sự.

Như vậy, thừa phát lại vừa giúp được người dân, vừa góp phần mở rộng thêm một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ.

Từ đó giúp Tòa án và các cơ quan xét xử có thêm nguồn chứng cứ khi giải quyết các tranh chấp. Chỉ riêng việc để người dân chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của mình đã thể hiện giá trị to lớn của công việc thừa phát lại.

Trong công tác tống đạt văn bản, quyết định, bản án của Tòa án đến tay các đương sự thừa phát lại luôn hoàn thành nhiệm vụ và tạo được sự tín nhiệm cao.

Và chi phí của từng công việc do thừa phát lại thực hiện sẽ được ghi đầy đủ trong hợp đồng dịch vụ giữa văn phòng thừa phát lại và người có yêu cầu. Vậy văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại là gì

Khái niệm văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp

Nếu như thừa phát lại là một chức danh nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm thì văn phòng thừa phát lại chính là tổ chức hành nghề thừa phát lại.

Tên gọi của văn phòng thừa phát lại bao gồm cụm từ bất di bất dịch “Văn phòng thừa phát lại” đi kèm theo phía sau là tên riêng của từng văn phòng.

Người đại diện theo pháp luật và người đứng đầu văn phòng thừa phát lại thường là thừa phát lại. Các văn phòng thừa phát lại sẽ có trụ sở làm việc, con dấu, tài khoản riêng và tự chủ tài chính là nguyên tắc hoạt động của các văn phòng thừa phát lại hiện nay.

văn phòng thừa phát lại tại Đồng Tháp
văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp

Chức năng văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp

Vậy Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng thừa phát lại có chức năng sau:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Cụ thể các chức năng của Văn phòng thừa phát:

Thứ nhất: Văn phòng thừa phát lại thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Có thể thấy việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn do trên thực tế rất nhiều trường hợp, văn bản của Tòa án không tới được đương sự gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa.

Thông thường việc tống đạt các văn bản của Tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký Tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự.

Để tránh xảy ra sai xót,  Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp có thể ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại,

Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.

Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt.

Thứ hai: Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nếu Công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Có thể thấy việc lập vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động Công chứng, nhưng rộng hơn so với hoạt động công chứng.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn; trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…..

Thứ ba: Chức năng xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu của khách hàng.

Việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi các Thừa phát lại khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc trực tiếp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại.

Trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ nội dung cần xác minh.

Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định  xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Thứ tư: Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. 

Khi tổ chức thực hiện thi hành án, Thừa phát lại có thẩm quyền như một chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự. 

Trong khi thực hiện chức năng thi hành án, Thừa phát lại được quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án, nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản trốn tránh việc thi hành.

Thừa phát lại có quyền phong tỏa các tài khoản; tạm giữ tài sản; giấy tờ của đương sự, tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản… và các biện pháp cưỡng chế thi hành khi thấy cần thiết. 

Nhưng điểm khác biệt có tính ưu việt hơn khác với Chấp hành viên Chi cục thi hành án, Thừa phát lại được quyền thi hành án ngay cả ngoài địa bàn thành phố Hà Nội, trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở các tỉnh thành phố khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại đồng tháp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin