Văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

Thừa phát lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tư pháp. Hiện nay, hoạt động của các văn phòng thừa phát lại được mở rộng hơn cả về phạm vi hoạt động và phạm vi địa lý. 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại bình dương được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại bình dương của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Văn phòng Thừa phát lại làm những gì? Có vai trò gì?

Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho văn phòng mình. Do đó, có nghĩa vụ quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ.

Bởi vậy, Văn phòng Thừa phát lại sẽ thực hiện các công việc mà Thừa phát lại thực hiện gồm:

– Tống đạt tài liệu, giấy tờ, hồ sơ;

– Lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện thật tế đã xảy ra theo yêu cầu như chuyển tiền, đặt cọc mua bán nhà đất, giao nhận tiền…

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu;

– Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa theo yêu cầu của đương sự.

Điều kiện thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại tại bình dương

Quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại và đăng ký haotj động thừa phát lại khi có đủ các điều kiện sau:

Trụ sở văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động;

Tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013;

Điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại:

Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại;

Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng thừa phát lại.

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại tại bình dương

Bước 1: Thừa phát lại thành lập văn phòng thừa phát lại phải nộp hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thì điểm chế định thừa phát lại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

Hồ sơ thành lập bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

– Đề án thành lập văn phòng thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi,; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại.

– Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại

 Bước 2:Xử lý hồ sơ thành lập

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại gồm:

Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

Không có tiền án;

Có bằng cử nhân luật;

Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên;

Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương
văn phòng thừa phát lại tại bình dương

Chức năng của văn phòng thừa phát lại tại bình dương

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập dựa trên việc gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ký quyết định.

Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại dựa trên những việc mà Thừa phát lại được làm. Những công việc mà Thừa phát lại được làm được quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2013/NĐ-CP, bao gồm:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Thừa phát lại có được công chứng văn bản không

Hiện nay, thuật ngữ công chứng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy, công chứng chỉ thực hiện theo Luật Công chứng, do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

Trong khi đó, Thừa phát lại chỉ có nhiệm vụ tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác mình điều kiện thi hành án… mà không được thực hiện việc công chứng.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định:

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Và Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020. Như vậy, Thừa phát lại không có nhiệm vụ công chứng văn bản.

Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không

Người làm Thừa phát lại sẽ không được quyền làm những công việc sau đây:

– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

– Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng;

– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thừa phát lại không có quyền thực hiện việc công chứng, chứng thực cũng như kiêm nhiệm các chức danh khác như công chứng viên, luật sư.

Căn cứ pháp lý: Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Những điều cần lưu ý về văn phòng thừa phát lại tại bình dương

Trong quá trình thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Tổ chức hành nghề thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

– Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại:

Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại:

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định 08/2020.

– Trụ sở chính văn phòng thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị phụ thuộc văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại bình dương. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại bình dương và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775