Tìm hiểu về thừa phát lại

tìm hiểu về thừa phát lại

Thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai TPL trở lên).

Vậy tìm hiểu về thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về tìm hiểu về thừa phát lại của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái quát tìm hiểu về thừa phát lại

Thừa phát lại là gì

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

Dù được thừa nhận là một nghề mới trong xã hội, được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện, thế nhưng trên thực tế, những người hành nghề Thừa phát lại (TPL) gặp phải nhiều khó khăn, vất vả khi thực hiện nhiệm vụ.

Các công việc của thừa phát lại

Được quy định tại điều 3 nghị định 61/2009/NĐ-CP, theo đó thừa phát lại được làm các công việc sau đây

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Các trường hợp có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằn

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt văn phòng Thừa phát lại cụ thể như:

Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà;

Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà ;

Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

Xác nhận mức độ ô nhiễm;

Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại

Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

Không có tiền án;

Có bằng cử nhân luật;

Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên;

Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và các chức năng của Thừa phát lại là gì

So với thi hành an, Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, chỉ với một chức năng này thôi của thừa phát lại, nó đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, nó vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp.

Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại.

Theo quy định tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24.7.2009 của Chính phủ, thì thừa phát lại hiện nay có các quyền: thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự; lập vi bằng (lập các biên bản có giá trị pháp lý như: biên bản xác minh tài sản, biên bản hiện trạng nhà…); xác minh điều kiện thi hành án; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định liên quan đến thu tiền, tài sản cho ngân sách nhà nước).

Trong các quyền của thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn.

Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Giá trị thứ hai của thừa phát lại là thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của tòa án, đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự.

Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn.

Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa.

Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự.

Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nề nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại.

tìm hiểu về thừa phát lại

tìm hiểu về thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại là gì

Thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai TPL trở lên).

Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Điều 16 Nghị định 61/2009 về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức bộ máy.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Đặc biệt, Văn phòng Thừa phát lại phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM.

Cũng theo quy định tại Nghị định 61/ 2009, Thừa phát lại có chức năng thực hiện các công việc sau đây:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa ánhoặc Cơ quan Thi hành án dân sự;

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chứ. Trong các quyền của Thừa phát lại, lập vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động Công chứng, nhưng rộng hơn.

Nếu Công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;

Trực tiếp tổ chức thi hành án các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (Trừ những Bản án, Quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).

Như vậy, với phạm vi công việc này, chức năng của Thừa phát lại mở rộng hơn so với Thi hành án hiện nay (thi hành án chỉ xác minh, tổ chức thi hành án).

Việc thành lập Văn phòng thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện sau:

Trụ sở Văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

Tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều kiện đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại:

Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng thừa phát lại.

Các bản án, quyết định nào của Tòa án được yêu cầu thừa phát lại trực tiếp tổ chức thi hành?

Theo Điều 34 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau:

Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đạt Văn phòng;

Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng;

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng.

Ngoài ra, Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án, nếu có tình trạng tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Thừa phát lại có được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án hay không?

Theo Điều 38 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự như sau :

Phong tỏa tài khoản;

Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên, thực hiện các thủ tục quy định tại Luật Thi hành án dân sự.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tìm hiểu về thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về tìm hiểu về thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775