Đối với các loại hàng hóa được sản xuất và tiêu dùng trên thị trường Việt Nam thì đã không còn xa lại đối với TCVN hay còn gọi là tiêu chuẩn việt nam nữa. Thực chất Nhà nước ban hành các loại tiêu chuẩn việt nam đối với những lĩnh vực khác nhau nhằm đảm bảo được rằng những sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Bất cứ loại hàng hóa nào cũng phải dựa vào một tiêu chuẩn đánh giá nhất định.
Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về tiêu chuẩn Việt Nam là gì? TCVN khác gì với QCVN? qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn việt nam là gì?
Trên thực tế nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa TCVN và QCVN.
TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
Hệ thống và ký hiệu
- Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu TCVN
- Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)
Nguyên tắc và phương thức áp dụng tiêu chuẩn việt nam
- Được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện là chính
- Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn trở thành bắt buộc khi được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
Cơ quan ban hành tiêu chuẩn việt nam
- Bộ trưởng, thủ quản cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ tôt chức thẩm định và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Các tổ chức xây dựng và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở:
- Tổ chức kinh tế
- Cơ quan nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp
- Tổ chức xã hội-nghề nghiệp
Được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chứng chỉ quy định đặc tính sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật.
Căn cứ xây dựng TCVN
TCVN được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau đây:
- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài
- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật
- Kinh nghiệm thực tiễn
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Các loại TCVN
TCVN bao gồm các loại tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn thuật ngữ
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn phương pháp thử
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
So sánh TCVN và QCVN
Giống nhau: Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; cùng đối tượng quản lý
Khác nhau: Cùng so sánh một số tiêu chí sau để biết cách phân biệt TCVN và QCVN
Tiêu chí |
TCVN |
QCVN |
Khái niệm |
Quy định về đặc tính kỹ thuật, để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. |
Quy định về mức giới hạn kỹ thuật. yêu cầu quản lý đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng |
Mục đích sử dụng |
Quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng. |
Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ. |
Nguyên tắc áp dụng |
Tự nguyện |
Bắt buộc |
Hệ thống ký hiệu |
TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia); TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở); |
QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia); QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); |
Phân loại |
|
|
Trong thương mại |
Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường. |
Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh. |
Cơ quan công bố |
Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp; Tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế; |
Cơ quan nhà nước |
Ký hiệu Tiêu chuẩn quốc gia
Được quy định như sau: số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm.
Lấy ví dụ: TCVN 4980:2006 biểu thị tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu 4980 được ban hành vào năm 2006
Nếu TCVN trùng với tiêu chuẩn quốc tế, thì ký hiệu gồm ký hiệu TCVN và ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế được đặt trong dấu ngoặc đơn đặt cách nhau bằng một khoảng trắng.
Lấy ví dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998)
Ngoài ra có thể viết trên dưới, trên là TCVN, dưới là tiêu chuẩn quốc tế.
TCVN 111:2006 (ISO 15:1998) có ý nghĩa như sau: ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu 111 được ban hành vào năm 1998 và xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15:1998.
Một số ví dụ khác:
- TCVN ISO 14001:2006: ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.
- TCVN công bố năm 2006 để thay thế TCVN 289:2000 được ký hiện là TCVN 289:2006
Lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn được đặt ra có thể đem lại lợi ích ở nhiều khía cạnh như:
Đối với doanh nghiệp
- Là công cụ để người lãnh đạo có thể vận hành và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và kịp thời.
- Có một quy trình chuẩn cho mọi hoạt động giúp tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp do hạn chế được các sai sót, rủi ro hay sự đầu tư lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Duy trì ổn định và cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó tăng sức tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tạo dựng hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp.
- Là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể gỡ bỏ các rào cản thương mại và mở ra thị trường toàn cầu
- Thể hiện sự tuân thủ đối với luật pháp và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, môi trường.
- Được xem xét miễn hoặc giảm khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng.
Đối với khách hàng
- Là cơ sở để người tiêu dùng đánh giá đưa ra quyết định mua hàng sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của bản thân họ.
- Cảm thấy an tâm hơn khi tiêu thụ/ sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn.
- Góp phần giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nói riêng và toàn xã hội nói chung như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh mạng…
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Là nguồn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu quan trọng trong quá trình xây dựng các quy định cho các cơ quan quản lý toàn cầu.
- Là cơ sở để thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ/ quy trình hoặc hệ thống của các doanh nghiệp/ tổ chức.
- Mở cửa thương mại thế giới, loại bỏ các rào cản trong thương mại với thế giới bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn làm cơ sở kỹ thuật trong các điều khoản của các hiệp định thương mại ở các cấp khu vực và quốc tế.
Một vài tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng
TCVN 4417:1987 Quy trình lập hồ sơ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
TCVN 4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4616:1988 Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp-Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4418:1987 Hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện.
TCVN 4448:1987 Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ.
TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã-Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4092:1985 Hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông trường.TCVN 6082:1995 Bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc-Từ vựng.
TCVN 2: 1974 Hệ thống tài liệu thiết kế- Khổ giấy.
TCVN 3: 1974 Hệ thống thiết kế tài liệu – Tỷ lệ.
TCVN 7286: 2003 Bản vẽ kỹ thuật-Tỷ lệ.
TCVN 6079:1995 Bản vẽ xây dựng và kiến trúc- Cách trình bày bản vẽ- Tỷ lệ.
TCVN 5571:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Bản vẽ xây dựng và khung rên.
TCVN 5896:1995 Bản vẽ xây dựng-Các phần bố trí hình vẽ chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ.
TCVN 5: 1978 Hệ thống tài liệu thiết kế-Hình biểu diễn, hình chiếu, hình cắt, mặc cắt.
TCVN 11: 1978 Hệ thống tài liệu thiết – Hình chiếu trục đo.
TCVN 6080:1995 Bản vẽ xây dựng – Phương Pháp chiếu.
TCVN 6081: 1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng-Thể hiện các tiết diện trên mặt cắt và mặt nhìn-nguyên tắc chung.
TCVN 8-30:2003 Bản vẽ kỹ thuật – nguyên tắc chung về biểu diễn- Phần 30: Quy ước cơ bản về hình chiếu.
.TCVN 8-40:2003 Bản vẽ kỹ thuật – nguyên tắc chung về biễu diễn-Phần 40: Quy ước cơ bản về mặt cắt và hình cắt
TCVN 8-50:2005 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 50: Quy ước cơ bản nét vẽ.
TCVN 8-1993 Các nét cắt.
TCVN 8-20:2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn-Phần 20: Quy ước cơ bản về nét vẽ.
.TCVN 8-21:2005 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 21: Chuẩn bị các nét vẽ cho hệ thống CAD.
TCVN 5570:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Bản vẽ xây dựng – Ký hiệu đường nét và đường trục trong bản vẽ.
TCVN 4:1993 Ký hiệu bằng chữ của các đạI lượng.
TCVN 3986:1985 Ký hiệu chữ trong xây dựng.
TCVN 7:1993 Ký hiệu vật liệu.
TCVN 5897:1995 Bản vẽ kỹ thuật-Bản vẽ xây dựng –Cách ký hiệu các công trình và bộ phận công trình ký hiệu các phòng các diện tích khác.
TCVN 6003:1995 Bản vẽ xây dựng –Cách ký hiệu công trình và bộ phận công trình.
TCVN 4614:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Các bộ phận cấu tạo ngôi nhà-Ký hiệu quy ước trên bản vẽ xây dựng.
TCVN 6084:1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng – Ký hiệu cho cốt thép xây dựng.
TCVN4609: 1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Đồ dùng trong nhà-Ký hiệu quy uớc thể hiện trên bản vẽ mặt bằng ngôi nhà.
TCVN 4455:1987 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc ghi kích thước, Chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ kỹ thuật.
TCVN 142:1988 Số ưu tiên và dãy số ưu tiên.
TCVN 192: 1986 Kích thước ưu tiên.
TCVN 7287:2003 Bản vẽ kỹ thuật – chú dẫn phần tử.
TCVN 5568:1991 Điều hợp kích thước theo modun trong xây dựng-Nguyên tắc cơ bản.
TCVN 5895: 1995 Bản vẽ kỹ thuật-Bản vẽ xây dựng-Biểu diễn các kích thước môdun, các đường lướI mô đun.
TCXD 214:1998 Bản vẽ kỹ thuật-Hệ thống nghi mã và trích dẫn(Tham chiếu) cho bản vẽ xây dựng và các tài liệu có liên quan.
TCVN 223:1998 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung để thể hiện.
TCVN 5671:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Hồ sơ thiết kế kiến trúc.
TCXD 212:1998 Bản vẽ xây dựng-Cách vẽ bản vẽ kiến trúc phong cảnh.
TCVN 6083:1995 Bản vẽ kỹ thuật-Bản vẽ xây dựng – Nguyên tắc chung về trình bày bản vẽ bố cục chung và bản vẽ lắp ghép.
TCVN 6078:1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng – Bản vẽ lắp ghép các kết cấu xây dựng.
TCVN 6085:1985 Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – nguyên tắc chung để lập bản vẽ thi công và kết cấu chế tạo sẵn.
TCVN 5898:1995 Bản vẽ xây dựng và công trình dân dựng – Bản thống kê cốt thép.
TCVN 3988:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc trình bày những sửa đổI khi vận dụng tài liệu thiết kế.
TCVN 3990: 1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc thống kê và bảo quản chính hồ sơ thiết kế xây dựng.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến tiêu chuẩn việt nam. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng có thể hiểu và phân biệt giữa tiêu chuẩn việt nam và quy chuẩn quốc gia. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng những tiêu chuẩn Việt Nam trong bất cứ lĩnh vực nào, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.