Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Vậy thẩm quyền và phạm vi công việc của Thừa phát lại được pháp luật quy định như thế nào? Vậy nội dung quy định về thừa phát lại tại quảng ninh được quy định như thế nào.
Bài viết về thừa phát lại tại quảng ninh của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Thừa phát lại là gì?
Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”
Như vậy, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.
Trong đó:
– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.
– Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Đây là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự;
– Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Luật Tố tụng Hành chính;
– Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chức danh nghề nghiệp trong các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng.
Việc tìm hiểu các mối quan hệ này có ý nghĩa trong việc xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại, qua đó nâng cao hiệu quả công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Thừa phát lại.
Quy định về hoạt động thừa phát lại tại quảng ninh là gì
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.
Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.
Chi phí thực hiện công việc của thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu ( một dạng hợp đồng dịch vụ).
Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau.
Người đứng đầu Văn phòng thừa phát lại phải là thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại.
Văn phòng thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Mối quan hệ giữa thừa phát lại tại quảng ninh và Chấp hành viên
Chấp hành viên là công chức Nhà nước, được tuyển dụng, bổ nhiệm và giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định mà theo quy định của Luật Thi hành án dân sự phải được đưa ra thi hành.
Thừa phát lại mặc dù cũng do Nhà nước bổ nhiệm và thực hiện một số công việc như Chấp hành viên nhưng Thừa phát lại không phải là công chức Nhà nước, họ làm việc và được hưởng thù lao, phí dịch vụ theo giá biểu do Nhà nước quy định và hợp đồng ký kết với khách hàng.
Trong công việc, Thừa phát lại và Chấp hành viên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, điều này thể hiện trên một số mặt cơ bản như sau:
– Thừa phát lại hỗ trợ cơ quan thi hành án nói chung và Chấp hành viên nói riêng trong việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự như: Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
– Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.
Sau khi có kết quả xác minh của Thừa phát lại, người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
Đây là một sự hỗ trợ tích cực của Thừa phát lại nhằm giảm tải công việc cho Chấp hành viên, giúp cho quá trình tổ chức thi hành án nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, hạn chế tình trạng án tồn đọng kéo dài không được thi hành.
Những việc thừa phát lại tại quảng ninh không được làm
Nghị định 08/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại vừa được ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 24-2-2020.
Theo đó, thừa phát lại được tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của nghị định này.
Thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan.
Thừa phát lại không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thừa phát lại không được đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng, không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình.
Trong đó bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lai; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Thừa phát lại phải trung thực, khách quan khi thực hiện công việc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại, chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
Thừa phát lại không đồng thời hành nghề tại hai hoặc nhiều văn phòng thừa phát lại. Thừa phát lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hàng năm, mặc trang phục thừa phát lại theo quy định, đeo thẻ thừa phát lại khi hành nghề.
Thừa phát lại tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của văn phòng thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của thừa phát lại mà mình là thành viên.
Đảm bảo hiệu lực hoạt động của thừa phát lại tại quảng ninh
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.
Chi phí thực hiện công việc của thừa phát lại tại quảng ninh
– Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
– Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
– Chi phí tống đạt do Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với văn phòng Thừa phát lại:
– Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự.
– Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi hành án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà nước cho văn phòng Thừa phát lại.
– Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về nội dung quy định về thừa phát lại tại quảng ninh . Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại quảng ninh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.