Việc giao nhận tiền diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Với những trường hợp giao nhận với số tiền lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro giữa các bên.
Vì vậy, lập vi bằng là phương án tối ưu để đảm bảo việc giao nhận. Vậy lập vi bằng giao nhận tiền thừa phát lại tại nam định được quy định như thế nào.
Bài viết về thừa phát lại tại nam định của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Vi bằng là gì ? Giá trị pháp lý của vi bằng ?
Theo quy định pháp luật hiện hành tại khoản 3, Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ghi nhận khái niệm vi bằng như sau: “ Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Theo quy định này thì các sự kiện, hành vi có thật được Thừa phát lại ghi nhận một cách trực tiếp trong vi bằng.
Thông thường, trường hợp các bên mua bán đất theo đúng quy định pháp luật thì bên bán phải có đủ điều kiện về năng lực hành vi, quyền định đoạt với mảnh đất …… và đối với mảnh đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi các bên đã thỏa thuận xong thì phải lập hợp đồng chuyển nhượng được công chứng và thực hiện đăng ký tại văn phòng đất đai.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả người sử dụng đất đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất chuẩn bị chuyển nhượng hoặc đã có giáy chứng nhận nhưng là sổ chung của nhiều thửa đất và không thể làm thủ tục tách thửa……
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác mà các bên muốn mua bán đất khi chưa đáp ứng đủ điều kiện luật định nhưng đồng thời phải hạn chế được rủi do trong giao dịch.
Để giải quyết vấn để này nhiều người đã được tư vấn về cách lập vi bằng để chuyển nhượng đất hoặc đã từng thực hiện thủ tục này.
Vậy, tại sao nên lập vi bằng khi mua bán đất viết tay, không có sổ đỏ. Vấn đề này có thể được giải đáp thông qua quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của vi bằng tại Khoản 3, Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
“Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
– Thứ nhất, vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính. Nguồn chứng cứ có thể hiểu là nơi mà từ đó các chứng cứ được rút ra và theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì chứng cứ cứ có thể được thu thập từ các nguồn như: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Lời khai của người làm chứng;
Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập…
Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trước khi các bên trực tiếp thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất dù mảnh đất đã có sổ đỏ hay chưa thì các bên vẫn phải tiến hành một số hoạt động như thỏa thuận, đặt cọc, kiểm tra hiện trạng của mảnh đất…. Các hoạt động này cũng được coi là cơ sở để các bên thực hiện giao dịch chuyển nhượng, mua bán đất.
Thực tiễn cho thấy, trong các lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại, việc lập vi bằng mang lại hiệu quả tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu rất lớn, phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của người dân và có vị trí quan trọng trong các hoạt động dân sự, sản xuất, kinh doanh, thương mại.
Trong đó, nổi bật nhất là việc lập vi bằng đối với bất động sản do các hoạt động liên quan đến bất động sản, gắn liền với hầu hết các quan hệ pháp lý trong đời sống kinh tế-xã hội và rất được dư luận quan tâm.
Các trường hợp lập vi bằng thừa phát lại tại nam định
Để ghi nhận sự kiện có thật, làm bằng chứng trước Tòa án khi có những tranh chấp phát sinh, đảm bảo giảm thiểu những rủi ro pháp lý nên lập vi bằng:
Các trường hợp lập vi bằng gồm những trường hợp sau đây:
+ Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.
+ Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.
+ Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
+ Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
+ Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.
+ Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
+ Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.
+ Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.
Ngoài các trường hợp được lập vi bằng kể trên thì còn các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại sao cần lập vi bằng khi giao nhận tiền thừa phát lại tại nam định
Trên thực tế, đã có không ít tranh chấp xảy ra khi các bên giao nhận tiền. Các trường hợp thường xảy ra như việc giao thiếu tiền, bên giao đã giao tiền nhưng bên nhận báo chưa nhận được… Đặc biệt với các số tiền lớn lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng thì các bên cần chú trọng đến căn cứ giao nhận.
Hiện nay, việc giao nhận tiền thường được các bên ký bằng giấy viết tay, tuy nhiên phương pháp này không tránh khỏi nhiều rủi ro như văn bản thể hiện việc giao nhận hư hỏng, mất; không có người làm chứng hoặc người làm chứng chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, người làm chứng không khách quan…
Điều này hết sức bất lợi và gây ra nhiều rắc rối cho các bên. Vì vậy, hiện nay việc lựa chọn lập vi bằng đã được các bên sử dụng bởi tính ưu việt.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế do thừa phát lại chứng kiến và tạo lập. Hoạt động của thừa phát lại được pháp luật quy định rõ ràng, do vậy vi bằng do thừa phát lại lập phải đảm bảo được tính khách quan, thừa phát lại phải chịu trách nhiệm của mình về tính xác thực của vi bằng.
Vi bằng sau khi lập được gửi đăng ký tại Sở Tư pháp và lưu trữ tại văn phòng thừa phát lại. Điều này giải quyết được tất cả những rủi ro của các giao dịch viết tay truyền thống.
Vi bằng sau khi được đăng ký có giá trị là nguồn chứng cứ và được lưu trữ ít nhất tại 2 nơi và thời hạn lâu dài. Bởi vậy sẽ không còn lo lắng khi chứng cứ bị thất lạc hay người làm chứng chết, mất tích…
Thẩm quyền lập vi bằng khi giao nhận tiền thừa phát lại tại nam định
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp sau:
Nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu vềan ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.
Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục lập vi bằng giao nhận tiền thừa phát lại tại nam định
Khách hàng liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Nam Định để được tư vấn chi tiết. Thừa phát lại sẽ xác định phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng và hướng dẫn khách hàng điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Sau khi đồng ý lập vi bằng, khách hàng và thừa phát lại thỏa thuận về nội dung lập vi bằng, thời gian, địa điểm, chi phí lập vi bằng và các thỏa thuận khác.
Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo các nội dung đã thỏa thuận với khách hàng. Thừa phát lại sẽ ghi nhận lại hành vi giao nhận tiền giữa các bên một cách trung thực, khách quan. Nếu thấy cần thiết, thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình trong quá trình lập vi bằng.
Trong vòng 3 ngày kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về quy định về lập vi bằng giao nhận tiền thừa phát lại tại nam định.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại nam định và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.