Để bảo vệ quyền lợi của mình sau khi có phán quyết của Tòa án, các cá nhân tổ chức được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án được gọi là thi hành án. Vậy điểm mới trong chấm dứt thi hành án thừa phát lại tại khánh hòa được quy định như thế nào.
Bài viết về thừa phát lại tại khánh hòa của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Vai trò của thừa phát lại tại khánh hòa
– Hoạt động của thừa phát lại nhằm bảo đảm lợi ích nhà nước, tổ chức và cá nhân được xúc tiến thực hiện đồng thời, song song và đúng pháp luật.
Mục tiêu dân chủ hóa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh xung đột lợi ích dẫn đến khiếu kiện nhiều cấp của người dân.
– Thực hiện chủ trương “xã hội hóa hoạt động tư pháp” của Đảng, tạo cơ chế để người dân tăng cường tính chủ động, tích cực trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự, hành chính.
Việc lập vi bằng, tạo tính pháp lý của chứng cứ giúp người dân có cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong tố tụng và trong các giao dịch dân sự.
– Thừa phát lại tạo một thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính tư pháp, bổ trợ tích cực cho cơ cấu hoạt động của ngành tư pháp đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội.
– Dưới góc độ xã hội, hoạt động thừa phát lại bước đầu tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính tư pháp, tạo nên một nghề cho xã hội.
– Đối với hoạt động tư pháp liên quan, hoạt động thừa phát lại đã bổ trợ tích cực cho hoạt động tư pháp, bảo đảm các hoạt động này được nhanh hơn, chặt chẽ hơn; góp phần giảm tải tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan tư pháp, trước hết là Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.
Về chấm dứt việc thi hành án của thừa phát lại tại khánh hòa (Điều 57)
Điều này được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản trên cơ sở Điều 43 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP), cụ thể, thừa phát lại phải thông báo cho cơ quan THADS đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp:
Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; theo thỏa thuận giữa thừa phát lại và đương sự; trường hợp phải áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế; phát sinh điều kiện thi hành án ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở; quá thời hạn quy định mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung hoặc không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác; các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ, xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả đấu giá tài sản và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
Quy định trên đây xuất phát từ khoản 2 Điều 52 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, theo đó, thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án, yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án, tuyên bố giao dịch vô hiệu và các yêu cầu khác như trên đã nêu.
Do đó, khi phát sinh các trường hợp này, thì việc tổ chức thi hành án của thừa phát lại chấm dứt để chuyển sang cho cơ quan thi hành án tiếp tục thi hành.
Về hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án thừa phát lại tại khánh hòa (Điều 58)
Điều này được hình thành trên cơ sở tách khoản 2 Điều 43 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) và sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung cơ bản như:
Một là, quy định việc thanh lý “hợp đồng dịch vụ về thi hành án” (thay vì thanh lý “văn bản yêu cầu thi hành án”) khi chấm dứt việc thi hành án; phương thức giải quyết tranh chấp đối với việc thanh lý hợp đồng (nếu có) thông qua con đường Tòa án.
Hai là, quy định việc xử lý đối với vụ việc chưa thi hành xong thì “đương sự có quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án” theo quy định tại điều 53 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Ba là, trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 57 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng thừa phát lại phải thực hiện các nội dung: Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong; chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan THADS có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật THADS.
Bốn là, quy định trách nhiệm của Văn phòng thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân trước khi thanh lý hợp đồng về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan THADS.
Năm là, quy định trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Văn phòng thừa phát lại chuyển; tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành; công nhận và sử dụng kết quả thi hành án trước đó do thừa phát lại thực hiện khi vụ việc được tiếp tục thi hành án nếu kết quả đó có được không do vi phạm pháp luật.
Về thanh toán tiền thi hành án (Điều 59)
Điều này được sửa đổi trên cơ sở rút gọn Điều 42 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) và có bổ sung nội dung mới, như:
Một là, quy định chung việc thanh toán tiền thi hành án của thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật THADS mà không liệt kê từng trường hợp như trước.
Hai là, quy định việc phối hợp giữa cơ quan THADS và Văn phòng thừa phát lại trong việc thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nhiều nghĩa vụ đang do cả hai cơ quan cùng tổ chức thi hành.
Về trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án thừa phát lại tại khánh hòa(Điều 60)
Đây là điều mới quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thi hành án của thừa phát lại, cụ thể:
Một là, cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Văn phòng thừa phát lại; chuyển giao quyết định thi hành án cho Văn phòng thừa phát lại;
Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ việc thi hành án của Văn phòng thừa phát lại, hướng dẫn việc phối hợp thi hành án giữa các Chi cục Thi hành án dân sự với Văn phòng thừa phát lại và giữa các Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn; cơ quan THADS có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thanh toán tiền thi hành án theo quy định.
Hai là, quy định trách nhiệm của các cơ quan bảo hiểm xã hội, kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng trong việc “phối hợp” cung cấp thông tin và “hỗ trợ” thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án.
Ba là, quy định trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong việc thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án; thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật.
Quy định này là cần thiết, vì mặc dù thừa phát lại không có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, nhưng cũng có thể trong một số trường hợp họ có thể thuyết phục đương sự, theo đó, người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ tiền thi hành án.
Như vậy, do cơ chế thi hành án của thừa phát lại đã thay đổi căn bản nên cần quy định cụ thể mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án và Văn phòng thừa phát lại trong việc đề nghị và ra quyết định thi hành án; đồng thời bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thi hành án của thừa phát lại.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, các cơ quan như bảo hiểm xã hội, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng chỉ có trách nhiệm ở mức độ “phối hợp” và “hỗ trợ” theo “đề nghị” của thừa phát lại, chứ không phải là bắt buộc phải cung cấp thông tin, thực hiện “yêu cầu” như đối với chấp hành viên, cơ quan THADS.
Đây có thể sẽ là trở ngại cho thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức việc thi hành án, nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân không nhận thức đầy đủ và không có tinh thần phối hợp tốt, tạo điều kiện để thừa phát lại hoàn thành nhiệm vụ.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về điểm mới về chức năng chấm dứt thi hành án thừa phát lại tại khánh hòa.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại khánh hòa và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.