Thừa phát lại tại Gia Lai

thừa phát lại tại Gia Lai

Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng.

Bản án, Quyết định của Tòa án… chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Thông qua hoạt động THADS bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước.  

Vậy xác minh điều kiện thừa phát lại tại gia lai được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại gia lai của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Chế định thừa phát lại ở Việt Nam.

Mặc dù đến thời gian gần đây, các văn phòng thừa phát lại mới phát triển mạnh và chế định này được nhiều người chú ý hơn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thừa phát lại đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc, miền Bắc gọi là Chưởng tòa, miền Trung gọi là Mõ tòa, miền Nam là Thừa phát lại.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chế định Thừa phát lại tồn tại đến năm 1950 đối với miền Bắc, còn miền Nam nó tiếp tục phát triển đến năm 1975.

Sau nhiều năm không xuất hiện trong các văn bản pháp luật và cả thực tiễn áp dụng, nhà nước đã ban hành nhiều nghị định mới về Thừa phát lại, bắt đầu từ nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội khóa 12 ban hành Nghị quyết số 24/2008 cho thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23-11-2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết số 36/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Và đến ngày 25-11-2015 thì thông qua Nghị quyết số 107/2015, chính thức cho thực hiện chế định thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc kể từ ngày 1-1-2016.

Có thể thấy, nhà nước đang dần mở rộng sự tham gia của yếu tố tư nhân vào các công việc thuộc thẩm quyền của mình, trong đó có lĩnh vực Thừa phát lại.

Chế định này ban đầu được đưa trở lại thực thi thí điểm tại các thành phố lớn, nay đã được phổ biến trên khắp các tỉnh thành của cả nước.

Đạt được điều này, một phần là nhờ cơ chế của nhà nước và cũng phản ảnh nhu cầu thực tế của người dân đối với chế định Thừa phát lại.

Khái niệm xác minh điều kiện thi hành án thừa phát lại tại gia lai

Thật vậy, quá trình THADS phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục và trải qua nhiều giai đoạn thi hành án, trong đó xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục có vai trò quan trọng nhất.

Theo đó, kết quả xác minh là cơ sở để Chấp hành viên (CHV) thuyết phục đương sự thi hành án, là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra các quyết định ủy thác, đình chỉ thi hành án hay để CHV lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.

Có thể nói, xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ để CHV tiếp tục các tác nghiệp khác. Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định, đòi hỏi CHV cần thiết phải nắm vững cơ sở pháp lý của việc xác minh, kỹ năng xác minh và xử lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về THADS.

Căn cứ kết quả xác minh thi hành án, CHV cơ quan THADS sẽ xác định và phân loại án một cách chính xác. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án thì CHV lựa chọn biện pháp tổ chức thi hành án phù hợp.

Về cơ sở pháp lý, xác minh điều kiện THADS được quy định tại Điều 44 Luật THADS về xác minh điều kiện thi hành án (đây là một trong những điều luật được thay đổi khá toàn diện so với quy định trước đó), đồng thời vấn đề này được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS.

Có thể thấy rằng, mặc dù Luật THADS không đưa ra khái niệm xác minh điều kiện thi hành án, nhưng vấn đề này đã được “luật hóa” trong các văn bản hướng dẫn thi hành tương đối cụ thể.

Theo đó, việc xác minh điều kiện thi hành án theo Luật sửa đổi, bổ sung là thuộc về trách nhiệm của CHV, chi phí xác minh do Ngân sách Nhà nước chịu.

Ngoài ra, trong những vụ việc do Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án, thì Thừa phát lại sẽ là người có trách nhiệm tổ chức xác minh điều kiện thi hành án.

Bên cạnh đó, để khuyến khích người được thi hành án tích cực, chủ động trong việc cung cấp thông tin, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhà nước sẽ miễn, giảm phí thi hành án.

Khi người được thi hành án cung cấp thông tin điều kiện về tài sản của người phải thi hành án mà cơ quan thi hành án có thể thể tiến hành xử lý tài sản đó để đảm bảo việc thi hành án thì họ sẽ được miễn, giảm phí thi hành án tương ứng với số tiền hoặc tài sản thu được từ thông tin mà họ cung cấp cho cơ quan thi hành án.

Qua phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm xác minh điều kiện thi hành án như sau: “Xác minh điều kiện thi hành án là thủ tục quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, do Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc người được thi hành án thực hiện nhằm thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án”.

thừa phát lại tại Gia Lai
thừa phát lại tại gia lai

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại tại gia lai

Xác minh điều kiện thi hành án. Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu ( thường là bên có quyền trong vụ việc).

Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp… sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản.

Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Một số khó khăn đối với hoạt động thừa phát lại tại gia lai và kiến nghị

Từ thực tiễn hoạt động xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại tiến hành hiện nay cho thấy, vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp nên đã cản trở hoạt động xác minh.

Nghiên cứu cho thấy, do Thừa phát lại còn khá mới mẻ nên nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các dịch vụ pháp lý do Thừa phát lại cung cấp và trong đó có cả hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Đồng thời, chính từ các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại vẫn chưa đầy đủ, chi tiết nên thường xảy ra trường hợp, cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng và một số cơ quan đăng ký tài sản thường từ chối cung cấp thông tin phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại yêu cầu.

Các cơ quan này thường lấy lý do, luật chuyên ngành (Luật Thuế, Luật Các tổ chức tín dụng,…) không quy định Thừa phát lại là đối tượng được cung cấp thông tin.

Hay thậm chí đã xảy ra trường hợp, “nhiều cơ quan, tổ chức không hợp tác với Thừa phát lại trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án vì cho rằng Thừa phát lại không phải là cơ quan nhà nước”.

Điều này một phần xuất phát từ lý do, mặc dù đã hơn 10 năm kể từ khi được pháp luật quy định trở lại nhưng cho đến nay, Thừa phát lại vẫn chỉ được pháp luật điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật nên chưa đủ sức thuyết phục, uy tín và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Thừa phát lại khi tiến hành các hoạt động cung cấp các dịch vụ pháp lý.

Nói cách khác, hiện nay, Thừa phát lại vẫn chưa có được địa vị pháp lý vững chắc, vì quy định về Thừa phát lại chưa được cụ thể hóa trong các đạo luật.

Chính vì thế, có nhận định cho rằng, “các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại còn khá sơ sài, chỉ bao gồm:

Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn. Trong khi đó, các hoạt động của Thừa phát lại ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ rộng ở nhiều địa phương.

Do đó, trong quá trình triển khai hoạt động đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Để giải quyết những bất cập này, đòi hỏi một hành lang pháp lý cao hơn, có tính chất nền tảng hơn”.

Từ đó, theo tác giả, để phù hợp với tình hình và hoàn cảnh thực tế, cần nhanh chóng ban hành “Luật Thừa phát lại”.

Bởi lẽ, tương tự Luật sư và Công chứng viên đều cần được điều chỉnh trong từng đạo luật thì mới tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc và cả sự nghiêm minh, uy tín khi tổ chức thực hiện các công việc.

Quy chế pháp lý về Thừa phát lại rất cần được quy định bằng một đạo luật riêng, bởi, chỉ có như vậy mới khẳng định vai trò quan trọng và là cơ sở pháp lý đủ mạnh để Thừa phát lại tiến hành các dịch vụ pháp lý, trong đó có xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Mặt khác, việc ban hành Luật Thừa phát lại còn góp phần quan trọng để các dịch vụ pháp lý do Thừa phát lại cung cấp được đối xử công bằng, bình đẳng với các dịch vụ pháp lý của luật sư và công chứng viên.

Cũng từ đó, người dân ngày càng tin tưởng và tìm đến các dịch vụ pháp lý nói chung và dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án dân sự nói riêng của Thừa phát lại.

Vì vậy khẳng định, việc ban hành Luật Thừa phát lại còn có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Thừa phát lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về Xác minh điều kiện thừa phát lại tại gia lai. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại gia lai và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin