Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Do vậy không phải ai cũng nắm được khái niệm Thừa phát lại là gì?
Chức năng của thừa phát lại theo quy định của pháp luật như thế nào. Vậy thừa phát lại tại bình định được quy định như thế nào.
Bài viết về thừa phát lại tại bình định của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Những khó khăn, vướng mắc mà thừa phát lại tại bình định đã gặp
Qua thực tiễn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ở Bình Định, chúng tôi xin nêu lên một số khó khăn cụ thể như sau:
Về chi phí cho công tác thực hiện việc tống đạt
Thực hiện Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/02/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội (Thông tư số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC), công tác tống đạt hiện tại Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đang thực hiện có rất nhiều vất vả, thực tế chi phí cho việc tống đạt khá cao, nhưng mức phí tống đạt lại thấp và nhiều bất cập.
Khó khăn cơ bản trong công tác tống đạt, xuất phát từ những quy định của Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự chưa rõ ràng và công tác này chưa được luật hóa, nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện.
Do đó, khi Thừa phát lại thực hiện tống đạt, thì hình thức, thủ tục, văn bản tống đạt của Tòa án lại khác với hình thức văn bản tống đạt của cơ quan thi hành án dân sự, vấn đề này chưa được hướng dẫn để thống nhất thực hiện.
Ví dụ: Giấy triệu tập đương sự do hệ thống cơ quan Tòa án quy định, khi thực hiện tống đạt chỉ cần người trực tiếp tiến hành tống đạt thực hiện và đương sự (người nhận) là đủ.
Trường hợp đương sự (người nhận) không có ở địa chỉ cư trú, thì mới nhờ đến cán bộ tư pháp phường, xã để tống đạt hoặc xác nhận khi Thừa phát lại tiến hành tống đạt.
Về thủ tục tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự: Hình thức trong văn bản tống đạt theo mẫu của Thông tư số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC, ngoài Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ, còn có sự chứng kiến, xác nhận của cán bộ khối phố, cán bộ tư pháp xã, phường hoặc Công an khu phố thì mới đủ điều kiện hợp lệ và được thanh toán chi phí tống đạt.
Nếu đương sự không có mặt tại nơi cư trú, thì cũng cần có đủ các thành phần như đã nêu trên mới tiến hành niêm yết hợp lệ (hai trường hợp được nêu trên đều phải thực hiện đúng và đủ thành phần, mới được coi là hợp lệ).
Như vậy, do cơ chế phối hợp, Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ không thể tự mình thực hiện việc tống đạt, mà phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của ủy ban nhân dân và Công an phường, xã. Văn bản tống đạt trực tiếp cho đương sự theo quy định phải có cả khuôn dấu của ủy ban nhân dân phường, xã.
Theo chúng tôi, cần phải quy định riêng về thủ tục tống đạt của Thừa phát lại theo hướng: Văn phòng Thừa phát lại tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các biên bản mà Thừa phát lại lập; còn đối với trường hợp tống đạt trực tiếp, tống đạt qua người thứ ba hoặc niêm yết, thì chỉ cần xác nhận của Thừa phát lại là đủ điều kiện về pháp lý.
Về lập vi bằng thừa phát lại tại bình định
Khi thực hiện theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại tiến hành thuận lợi, do Thừa phát lại có được quyền chủ động thực hiện, không phụ thuộc nhiều vào bên thứ ba.
Tuy nhiên, khi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, đã có nhiều nội dung thay đổi quan trọng liên quan đến hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại.
Trong đó phạm vi thẩm quyền lập vi bằng bị thu hẹp hơn, tức là bổ sung quy định Thừa phát lại không được lập vi bằng “các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân các cấp”, đồng thời với việc thêm quy định Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng của Thừa phát lại.
Vấn đề này hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong quá trình xác định thẩm quyền xác lập và đăng ký vi bằng.
Thực hiện Công văn số 4003/BTP-TCTHADS ngày 19/9/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại đã có một số chú ý:
– Không lập vi bằng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; không xác nhận chữ ký và bản sao từ bản chính (là thẩm quyền thuộc tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp).
– Không lập vi bằng các sự kiện và hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.
– Không lập vi bằng các hành vi, sự kiện của cán bộ công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp các sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.
– Không lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.
Về tổ chức thi hành án
Trong công tác thi hành án dân sự, cần có sự vào cuộc, cộng tác thực sự của các ngành và có thể cả hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc cơ bản và cốt lõi đó là, trong công tác tổ chức thi hành án dân sự hiện nay của Thừa phát lại chưa được pháp luật về thi hành án dân sự quy định, trao quyền cụ thể. Bước đầu chỉ thực hiện quy định của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
Về công tác tổ chức nhân sự, vẫn còn hạn chế trong giai đoạn thí điểm; về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác thi hành án dân sự, chưa được nghiên cứu tập huấn. Do đó, tính chủ động việc thi hành án dân sự của Thừa phát lại vẫn còn khó khăn.
Chi phí thực hiện tống đạt
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2020 trên cơ sở khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:
(1) Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại (2).
(2) Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm:
– Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
– Tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi phí tống đạt quy định tại (1), (2) bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
Hàng năm, căn cứ vào khối lượng công việc của năm trước, mức chi phí quy định tại (1), (2) và công việc dự kiến thực hiện cho năm kế hoạch,
Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự lập dự toán kinh phí tống đạt để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của cơ quan mình gửi cơ quan cấp trên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó tách riêng làm 02 phần:
– Kinh phí tống đạt trong trường hợp ngân sách nhà nước chi trả;
– Kinh phí tạm ứng trong trường hợp đương sự phải chi trả.
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án thừa phát lại tại bình định
– Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
– Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm:
+ Chi phí đi lại;
+ Phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin;
+ Chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
– Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 08/2020 hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 65 Nghị định 08/2020.
Chi phí thi hành án dân sự
Đối với việc tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí, lệ phí quy định (Hiện nay, thực hiện theo Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016). Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thừa phát lại tại bình định. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại bình định và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.