Thừa phát lại tại Bến Tre

thừa phát lại tại Bến Tre

Hiện nay, ngoài Cơ quan thi hành án được phép tổ chức thi hành án; Văn phòng Thừa phát lại cũng được tổ chức thi hành án.

Chức năng thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại như thế nào? Việc quy định văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án thì mang lại lợi ích gì? 

Vậy thi hành án thừa phát lại tại bến tre được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại bến tre của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Căn cứ pháp lý thừa phát lại tại bến tre

Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP  về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Thông tư số 05/2020/TT-BTP  quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Tại sao phải tiến hành nhờ các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự?

Trên thực tế có rất nhiều bản án; Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tuy nhiên người được thi hành án vẫn không thể đạt được mục đích cuối cùng của mình; do người phải thi hành án không phối hợp thi hành án. Văn phòng Thừa phát lại thi hành án nhằm hiện thực hóa lợi ích của người được thi hành án.

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của thừa phát lại tại bến tre

Theo pháp luật hiện hành; Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành án; theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án; quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án; quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Quyền yêu cầu thi hành án 

Cùng một nội dung yêu cầu; cùng một thời điểm; người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại; hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau; trong cùng một bản án; quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm; người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự; hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành.

Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành; người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.

Trong cùng một bản án; quyết định có nhiều người được thi hành án; trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành; có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành; thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.

thừa phát lại tại Bến Tre
thừa phát lại tại bến tre

Thủ tục chung về thi hành án của thừa phát lại tại bến tre

Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật thi hành án dân sự.

Xử lý trường hợp chuyển vụ việc từ cơ quan thi hành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại và ngược lại:

a) Đối với các vụ việc đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục và đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì đương sự không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành đối với các khoản đã được cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án;

b) Đối với các vụ việc đang do Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục thi hành án và chấm dứt hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thì người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại khác có thẩm quyền tiếp tục tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Yêu cầu thi hành án mới của đương sự phải nêu rõ kết quả thi hành án trước đó; những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành án tiếp và thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu.

Trình tự, thủ tục, kết quả quá trình thi hành án trước đó nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị pháp lý, được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức thi hành án.

Quy định về chấm dứt việc thi hành án của thừa phát lại tại bến tre

Căn cứ Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:

– Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

– Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

– Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

– Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;

– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;

– Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69, khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.

Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án

Khi chấm dứt việc thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý hợp đồng dịch vụ về thi hành án.

Trong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có tranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và pháp luật dân sự về tài sản vắng chủ.

Đối với các vụ việc chưa thi hành xong, đương sự có quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 53 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 57 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây:

a) Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;

b) Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

c) Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã chuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo quy định tại Điều 57 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng,

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án dân sự.

Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự như sau:

a) Tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Văn phòng Thừa phát lại chuyển;

b) Tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

c) Công nhận và sử dụng kết quả thi hành án trước đó do Thừa phát lại thực hiện khi vụ việc được tiếp tục thi hành nếu kết quả đó có được không do vi phạm pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thừa phát lại tại bến tre. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại bến tre và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin