Các doanh nghiệp sau khi có quyết định chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp phải gấp rút thanh lý, bán tài sản … và quyết toán thuế và nếu số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để hoàn thuế hoặc nộp lại tiền thuế được hoàn thừa trước đó. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt rõ về thủ tục này. Vậy thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào. Bài viết về thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại mà đối tượng nộp thuế đã nộp xong xuôi cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi bạn trả mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.
Cơ sở pháp lý về thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp
Theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định hoàn thuế đối với trướng hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động như sau:
“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra”.
Điều kiện để được hoàn thuế giá trị gia tăng
Các DN thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải đáp ứng các điều kiện sau:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.
Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Khái quát về thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ.
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC;
– Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động;
– Hồ sơ quyết toán thuế hoặc hồ sơ khai thuế đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động.
Trình tự thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp
– Bước 1: Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
– Bước 3: Khi đã được xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Hồ sơ đóng mã số thuế với cơ quan thuế bao gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký thuế( doanh nghiệp nộp bản gốc, không nộp bản sao, kể cả bản sao có công chứng)
Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc quyết định mở thủ tục giải thể yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.
Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.
Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.
Thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế
Cơ quan thuế tổ chức thẩm định hồ sơ hoàn thuế đối với: Phiếu đề xuất hoàn thuế, dự thảo Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước), Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có) trước khi ban hành Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước).
Thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế
Thời hạn hoàn thành việc thẩm định hoàn thuế là: 01 (một) ngày làm việc đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; 03 (ba) ngày làm việc đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
Cục Thuế thực hiện thẩm định về thủ tục hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, thẩm quyền ban hành quyết định hoàn thuế và nội dung khác có liên quan.
a) Trường hợp qua thẩm định phát hiện vấn đề chưa rõ, chưa đầy đủ, cơ quan thuế phải tổ chức trao đổi, làm rõ giữa các bộ phận liên quan đến giải quyết hồ sơ hoàn thuế để thống nhất các nội dung liên quan đến thẩm định hoàn thuế trong thời hạn thẩm định hồ sơ hoàn thuế; hoặc từ chối thẩm định hồ sơ hoàn thuế đối với hồ sơ chưa đầy đủ, chưa cập nhật vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
b) Trường hợp kết quả thẩm định xác định thủ tục hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, thẩm quyền ban hành quyết định hoàn thuế phù hợp với quy định, cơ quan thuế thực hiện cập nhật kết quả thẩm định hoàn thuế giá trị gia tăng vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Có thể thực hiện thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp đầu vào khi công ty giải thể không?
Theo quy định tại Thông tư 130/2016/TT-BTC, Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định các đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT, điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
(Đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2018)
“Điều 18. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã được hoàn thuế cho dự án đầu tư thì phải truy hoàn số thuế đã được hoàn cho ngân sách nhà nước”.
Như vậy: Căn cứ quy định trên:
Nếu Công ty xin giải thể.
Trường hợp: Công ty trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT.
Những lưu ý khi hoàn thuế GTGT khi giải thể.
– Trong thời gian chưa hoàn thành toàn bộ thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành thủ tục quyết toán thuế và được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
– Đối với những trường hợp công ty khi hoạt động có những chi phí phát sinh thì được đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp đó nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì được hoàn thuế giá trị gia tăng khi giải thể.
– Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng nếu từ ngày bắt đầu thành lập công ty đến khi giải thể, công ty không phát sinh khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh với số thuế giá trị gia tăng đầu vào thì số thuế giá trị gia tăng các chi phí của công ty không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về trình tự thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp hiện nay. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thủ tục hoàn thuế gtgt khi giải thể doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.