Thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nếu đủ điều kiện theo luật định, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy hồ sơ, thủ tục bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

– Sổ BHXH

– 2 ảnh 3 x 4

– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Thủ tục lấy bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi có đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28 năm 2015 của Chính Phủ quy định:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp (không phụ thuộc vào nơi đang ở hay nơi đang làm việc).

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Cũng theo Nghị định 28, cụ thể khoản 1 Điều 18, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 2 Điều 18, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.

Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Bước 4. Hàng tháng thông báo tìm kiếm việc làm

Khoản 1 Điều 19 Nghị định này còn quy định, hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp với mức như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng

=

60%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó, thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vào số tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp: Cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đặc biệt, Điều 50 cũng quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

thủ tục bảo hiểm thất nghiệp
thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020, người thất nghiệp được nhận 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2020, số tiền này lên tới 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng.

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2020 mà người lao động sẽ nhận là:
 

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

22,1 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

19,6 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

17,15 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

15,35 triệu đồng/tháng

Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng tương ứng

Tương tự như mức hưởng tối đa, mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp 2020 cũng có sự khác nhau giữa người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quyết định.

Điều 58 Luật Việc làm 2013 nêu rõ:

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Do đó, trong năm 2020, những lao động này sẽ đóng:

Từ 01/01/2020, tối đa 20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2020, tối đa 20 x 1,6 triệu đồng/tháng = 32 triệu đồng/tháng.

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

88,4 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

78,4 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

68,6 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

61,4 triệu đồng/tháng

 

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775