Thông tin cccd

thông tin cccd

Thẻ căn cước công dân đã được phát hành kể từ tháng 1/2021 và bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2021. Thẻ căn cước gắn chip hay còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID). Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong. Con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Cùng Luật Rong Ba tìm hiểu thông tin cccd qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cước công dân là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Nội dung thể hiện trên thẻ CCCD

Thẻ CCCD gồm thông tin sau đây:

– Mặt trước thẻ

+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;

+ Dòng chữ “Căn cước công dân”;

+ Ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú;

+ Ngày, tháng, năm hết hạn.

– Mặt sau thẻ

+ Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;

+ Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ;

+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ;

+ Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Số căn cước công dân là gì?

Số Căn cước công dân Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

thông tin cccd
thông tin cccd

Thẻ CCCD được sử dụng thay cho những giấy tờ nào?

Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về căn cước và các thông tin thể hiện trên thẻ; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Lưu ý, Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin theo hai quy định nêu trên

Thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Trình tự thực hiện cấp thẻ căn cước công dân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú.

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan:

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại.

Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Thành phần hồ sơ

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước:

+ Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;

+ Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

+ Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

 Lệ phí làm Thẻ Căn cước công dân

Nếu làm lần đầu (14 tuổi): Miễn phí.

Đổi Căn ước ông dân vào năm 25, 40, 60 tuổi: Miễn phí.

Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang Căn cước công dân: 30 nghìn đồng.

Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị hư hỏng, sai sót thông tin cần đổi: 50 nghìn đồng (Nếu sai sót thông tin do cán bộ thì miễn phí).

Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị mất, cấp lại: 70 nghìn đồng.

Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định,…

Số thẻ căn cước công dân chính là số định danh cá nhân, dãy số này sẽ thông tin về nơi công dân đăng ký khai sinh, giới tính và năm sinh.

Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Theo đó, 12 con số này đều có ý nghĩa riêng, nhưng ít người biết được hết từng chữ số có ý nghĩa như nào.

3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, (Ví dụ: TP Hà Nội là 001, Hải Phòng có mã 031…).

Một chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân. Cụ thể, mã thế kỷ và mã giới tính được quy ước như sau: Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1; Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3; Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5; Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7; Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

Hai chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân.

Còn 6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Nếu số căn cước công dân của một người là: 037153000257 thì sẽ được hiểu là: 037 là mã tỉnh Ninh Bình, số 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20, số 53 thể hiện công dân sinh năm 1953, các số 000257 là dãy số ngẫu nhiên.

Do mã định danh là số ngẫu nhiên nên người dân không được phép lựa chọn số đẹp.

Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, từ ngày 1/7/2021, Bộ Công an đã tổ chức vận hành chính thức hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và đã trả hơn 50 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân. 

Theo điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định, khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ.

4 bước đổi thẻ căn cước công dân bị sai thông tin

Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA, thủ tục đổi thẻ CCCD được thực hiện như sau:

Bước 1: Đến cơ quan Công an yêu cầu đổi thẻ CCCD​

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.

Bước 2:  Thu nhận thông tin công dân

Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD thu nhận thông tin công dân:

– Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

– Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay;

– Chụp ảnh chân dung;

– In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;

– Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Bước 3: Thu lại CCCD đang sử dụng

Bước 4: Trả kết quả đổi thẻ CCCD

Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Lưu ý khi sử dụng CCCD

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1-1-2022) thay thế cho Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Một trong những nội dung đáng chú ý trong nghị định mới này là đã tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến thẻ CCCD. Bên cạnh đó, Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng bổ sung một số hành vi vi phạm mới bị xử phạt.

Cụ thể, theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, các hành vi gồm: không xuất trình CMND, thẻ CCCD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD (Luật CCCD quy định phải đổi thẻ CCCD khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi) có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300-500 ngàn đồng (theo Khoản 1, Điều 10). Theo quy định cũ thì chỉ phạt từ 100-200 ngàn đồng.

Ngoài ra, tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng áp dụng đối với hành vi chiếm đoạt, sử dụng CMND, thẻ CCCD của người khác; tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của CMND, thẻ CCCD. Mức này cũng áp dụng với hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CMND, thẻ CCCD.

Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi sau: làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp CMND, thẻ CCCD; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp CMND, thẻ CCCD. Hành vi làm giả, sử dụng CMND, thẻ CCCD (nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) bị áp dụng mức phạt từ 4-6 triệu đồng (theo quy định cũ chỉ bị phạt từ 2-4 triệu đồng). Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi cầm cố, nhận cầm cố, mua bán CMND, thẻ CCCD (theo quy định cũ hành vi này không quy định xử phạt).

Như vậy đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung thông tin cccd. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Xin cảm ơn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin