Phát lại hay còn gọi Thừa phát lại là một chế định không mới trong quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, chế định này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi đến người dân, chỉ khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến chức năng của Thừa phát lại nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu hoặc lần đầu biết đến chế định này.
Vậy thế nào là thừa phát lại. Bài viết về thế nào là thừa phát lại của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Khái niệm thế nào là thừa phát lại
Đầu tiên, để hiểu được vấn đề này, các bạn phải xác định được rõ thuật ngữ Phát lại. Phát lại hay Thừa phát lại đều được dùng để chỉ một chức danh bổ trợ tư pháp, tuy nhiên Phát lại là cách gọi được dùng theo ngôn ngữ thường ngày, dựa trên chức năng của chế định này mà họ được gọi với tên rút gọn này.
Theo quy định của pháp luật, thuật ngữ chính xác nhất được dùng cho chế định này phải là “Thừa phát lại”. Nội hàm của tên gọi này được xác định chi tiết tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên…
Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước.
Chi phí thực hiện các công việc thế nào là thừa phát lại
Đối với những người có nhu cầu thực hiện các thủ tục về thi hành án dân sự hay lập vi bằng…… mà đang tìm hiểu về chi phí để thừa phát lại thực hiện các thủ tục này, các bạn bạn có thể tham khảo của nghị định mới về Thừa phát lại – Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Các quy định này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể dưới đây.
Đối với chi phí thực hiện chức năng tống đạt, tại khoản 2, điều 62, nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định khung mức phí tống đạt là: Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc.
Ngoài ra, trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi phí lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án. Thông thường, các văn phòng Thừa phát lại sẽ phải niêm yết công khia các lại chi phí này, xác định mức giá và cách tính.
Ngoài ra, các trường hơp phát sinh thêm chi phí đi lại hay phí dịch vụ cung cấp thông tin,….. các bên có thể được tự thỏa thuận trên sự bình đẳng. Sự thỏa thuận nà phải được ghi rõ trong hợp đồng dịch vụ để tránh các tranh chấp xảy ra sa này.
Cuối cùng, chi phí thực hiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại, mức phí này được quy định chung cho cả cơ quan thi hành án dân sự của nhà nước và thi hành án dân sự tư – Thừa phát lại tại thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phi thi hành án dân sự như sau:
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.
Chi phí cho việc thi hành án của Thừa phát lại cùng được quy định chung một mức với cơ quan thi hành án dân sự, tuy nhiên, nếu một người có yêu cầu Thừa phát lại thi hành bản án, quyết định mà mình là người được hưởng quyền lợi, thi yêu cầu đó lại mang tính chất dân sự.
Vì vậy, Điều 65, nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về chi phí này, đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
Chức năng thế nào là thừa phát lại
So với các quy định cũ, nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại là quy định mới nhất có hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực này đã quy định mở rộng hơn về chức năng của chế định này.
Quy định mới trong nghị định 08 nói trên không mở rộng các chức năng cụ thể mà mở rộng về phạm vi của các chức năng, cụ thể, Chức năng của Thừa phát lại tho qy định mới sẽ bao gồm:
Thứ nhất, chức năng Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu. Thông thường, trong quá trình thực hiện công việc của mình các cơ quan tư pháp để giải quyết được các yêu cầu của người dân phải có sự liên hệ để thông báo, chuyển tài liệu thông qua hoạt đồng tống đạt.
Nhưng với nguồn nhân sự không lớn và phải giải quyết rất nhiều công việc, các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng có thể chuyển các văn bản đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác.
Do đó, sự tham gia của các tổ chức tư nhân ( các văn phòng Thừa phát lại) vào quá trình tống đạt là một giải pháp tốt.
Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp sẽ ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt.
Một số giấy tờ thuộc thẩm quyền Thừa phát lại có thể tống đạt được quy định tại nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Thứ hai, chức năng lập vi bằng. Lĩnh vực lập vi bằng đã có thêm một điểm mới đáng chú ý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hành nghề và hiệu quả công việc của Thừa phát lại.
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã cho phép thừa phát lại có thể tiến hành thủ tục lập vi bằng trên phạm vi cả nước.
Vì vậy, hiện nay ngoài các trường hợp pháp luật quy định không được lập vi bằng, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng với các sự kiện, hành trên mọi tỉnh thành mà không bị giới hạn.
Quy định mới này không chỉ hỗ trợ cho công việc của Thừa phát lại mà còn tạo điều kiện cho những người dân có nhu cầu thực hiện thủ tục này, do không phải tỉnh thành hoặc quân huyện nào đều có văn phòng Thừa phát lại.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Lập vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, do đó việc lập vi bằng theo đúng quy định sẽ giúp hạn bên yêu cầu hạn chế được rủi do có thể xảy ra.
Thứ ba, xác minh điều kiện thi hành án. Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu ( thường là bên có quyền trong vụ việc).
Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng,
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.
Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp… sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
Thứ tư, Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Tóm lại, Thừa phát lại được thi hành án dân sự với các bản án, quyết định có hiệu lực đã được xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân trong phạm vi tỉnh mà văn phòng Thừa phát lại có trụ sở. Ngoài ra, con một điều kiện khác liên quan đến trường hợp
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thế nào là thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thế nào là thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.