Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội của khu vực đông bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc, dồi dào về nguồn tài nguyên lao động, đang là địa phương được lựa chọn để thành lập các công ty đầu tư.
Để tìm hiểu sâu hơn về các thủ tục Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thái nguyên, dưới đây công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp các nội dung cần thiết về đối tượng thành lập cũng như các thủ tục cụ thể và chi tiết nhất cho người đọc.
Tình hình đầu tư tại Thái Nguyên
Từ đầu năm đến nay, mặc dù Thái Nguyên chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới nào, nhưng với dự án điều chỉnh tăng vốn quy mô lớn, lên gần 1 tỷ USD của Dự án Samsung Electro-machanics Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình.
Tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng vươn lên xếp thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI trong 2 tháng đầu năm với 924 triệu USD, chiếm gần 18,5% tổng vốn đầu tư cả nước chỉ sau tỉnh Bắc Ninh với vốn FDI đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 26,5%.
Có thể thấy, với lợi thế về nhiều mặt, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đang thực sự là điểm thu hút hấp dẫn, tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kể cả trong những lúc khó khăn do dịch bệnh Covid -19 hoành hành.
Chỉ tính riêng trong năm 2021, Thái Nguyên đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn lên đến trên 1 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn Thái Nguyên còn hiệu lực đến hết năm 2021 là 170 dự án, với tổng vốn đã đăng ký đạt trên 9,67 tỷ USD.
Mới đây, với việc nhà đầu tư Hàn Quốc quyết định tăng mức tổng đầu tư tại Dự án Samsung Electro-Mechanics tại Khu công nghiệp Yên Bình lên đến trên 900 triệu USD đã nâng tổng số vốn FDI đã đăng ký đến nay tại Thái Nguyên còn hiệu lực đạt con số xấp xỉ gần 10 tỷ USD.
Kết quả trên là minh chứng cho hiệu quả từ việc quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên để thu hút đầu tư, trong đó gần đây nhất là việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 của Chính phủ cũng như triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ ban hành về các giải pháp phù hợp để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hai, duy trì có hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh kể cả trong lúc dịch bệnh tăng cao, cũng như trong bối cảnh bình thường mới.
Chính điều đó đã củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Thái Nguyên. (Theo thông tin tại Cổng Thông tin điện tử Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên).
Riêng trong năm 2021, Thái Nguyên đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn trên 1 tỷ USD nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực tại Thái Nguyên lên 170 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 9,67 tỷ USD. Ngoài ra còn 35 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 6.377 tỷ đồng nâng tổng số dự án đầu tư trong nước lên 800, với số vốn đăng ký trên 143 nghìn tỷ đồng.
Gần đây nhất, đầu năm 2022, Tập đoàn Samsung đã quyết định chi thêm 920 triệu USD nâng tổng vốn đầu tư từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD đầu tư dự án tại Khu công nghiệp Yên Bình. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Thái Nguyên vươn lên vị trí thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI.
Hiện nay, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2, mời gọi đầu tư loạt dự án bất động sản, khu công nghiệp quy mô lớn như dự án tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình, khu B khu công nghiệp Điềm Thụy, dự án khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ Phú Bình…
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thái nguyên
Điều kiện về tiếp cận thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định.
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định của luật Đầu tư.
Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Hình thức đầu tư;
Phạm vi hoạt động đầu tư;
Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năng lực tài chính của cá nhân hay tổ chức đầu tư thể hiện ở số dư tài khoản ngân hàng đối với cá nhân hoặc báo cáo tài chính/ Số dư tài khoản của tổ chức của những năm gần nhất.
Nhà đầu tư phải có địa điểm và mặt bằng để thực hiện dự án thể hiện ở việc phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với mặt bằng đó bằng Hợp đồng thuê nhà xưởng, văn phòng kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản với đất.
Giấy tờ chứng minh chủ thể nhà đầu tư: Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân/ Giấy chứng nhận hoạt động nếu là tổ chức
Nhà đầu tư thuộc đối tượng được phép đầu tư vào Việt Nam theo quy định về chính sách WTO và đầu tư những ngành nghề không bị cấm theo quy định của pháp luật.
Các quy định cần lưu ý khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam
Thành lập công ty nước ngoài là hình thức đầu tư kinh doanh 100 vốn, hoặc liên doanh vốn.
Hình thức kinh doanh tại Việt Nam của nhà đầu tư thông thường với 2 loại hình doanh nghiệp chính: Công ty cổ phần, và Công ty trách nhiệm hữu hạn (Theo Luật doanh nghiệp 2014).
Cần tối thiểu bao nhiêu nhà đầu tư để thành lập công ty tại Việt Nam: Chỉ cần tối thiểu 01 nhà đầu tư cá nhân, hoặc tổ chức đã có thể đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam.
Nhà đầu tư cần thực hiện các công việc bao gồm:
+ Xin cấp chứng nhận đầu tư
+ Xin cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Xin cấp con dấu pháp nhân
+ Xin giấy phép kinh doanh bán lẻ nếu có kinh doanh bán lẻ
+ Các giấy phép khác theo pháp luật Việt Nam.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thái nguyên
Căn cứ theo quy định tại Luật đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014, Nhà đầu tư cần thực hiện việc đăng ký hoạt động công ty nước ngoài như sau:
Bước 1: Đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và Đầu tư
Đây là bước mà nhà đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để được cơ quan có thẩm quyền cấp ra Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo đó ghi nhận cho nhà đầu tư các nội dung như: Địa điểm thực hiện dự án + Lĩnh vực đăng ký đầu tư + Quy mô dự án + Thời hạn hoạt động dự án + Số lượng nhà đầu tư và vốn đầu tư đăng ký …
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh
Bước này nhà đầu tư thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định. Tại bước này, nhà đầu tư lập bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 để thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Mã số thuế + Con dấu pháp nhân.
Bước 3: Đăng ký xin giấy phép bán lẻ nếu có tại Sở công thương
Đây là bước mà nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tại Thái Nguyên bắt buộc phải đăng ký.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thái nguyên
Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đăng ký đầu tư theo mẫu do Luật sư hướng dẫn.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu do Luật sư hướng dẫn.
Văn bản chứng minh năng lực tài chính: Có thể là Báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư là Tổ chức; và hoặc Xác nhận số dư tài khoản với nhà đầu tư là cá nhân.
Dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty theo từng loại hình – Do luật sư hướng dẫn.
Giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư: Có thể là hộ chiếu; Chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân.
Hợp đồng thuê trụ sở chính công ty và các giấy tờ kèm theo.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau khi thành lập tại Thái Nguyên cần lưu ý thực hiện các công việc sau
Nộp thuế môn bài;
Mở tài khoản ngân hàng;
Mua chữ ký số để kê khai, nộp thuế qua mạng;
Nộp báo cáo thuế hàng quý, báo cáo tài chính hàng năm;
Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Công ty Luật Rong Ba về các thủ tục liên quan đến thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thái nguyên.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thái nguyên, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.