Nằm ở Đông Nam Bộ và là tỉnh có nằm trong khu vực có nền kinh tế trọng điểm, Tây Ninh đang ngày càng phát triển và định hướng phát triển toàn diện khi vốn đầu tư vào tỉnh này cả trong và ngoài nước đều tăng.
Để tìm hiểu sâu hơn về các thủ tục tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tây ninh, dưới đây công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp các nội dung cần thiết về đối tượng thành lập cũng như các thủ tục cụ thể và chi tiết nhất cho người đọc.
Tình hình đầu tư tại Tây Ninh
Trong điều kiện khó khăn, có lúc đứt gãy chuỗi sản xuất do phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, năm 2021, kinh tế trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương.
Thu ngân sách đạt 116% dự toán Chính phủ giao và đạt tiệm cận với chỉ tiêu dự toán HĐND tỉnh đề ra. Xuất khẩu vẫn duy trì và đẩy mạnh, nhất là trong các doanh nghiệp FDI đạt 5 tỷ USD, tăng 12,2%.
Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, điều này cho thấy hàng hóa và thị trường xuất khẩu của địa phương đã và đang có chỗ đứng ổn định, nhất là tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ…
– Cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư là một trong những chương trình trọng điểm nhằm đưa Tây Ninh phát triển thành tỉnh khá trong khu vực Đông Nam bộ. Ông có thể nói rõ hơn về chương trình này?
Đúng vậy. Thời gian qua, Tây Ninh đã đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, tỉnh thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, công khai, minh bạch, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Tính đến nay, 1.822 TTHC cung cấp mức độ 3, 4 của tỉnh đã được tích hợp lên Cổng dịch vụ công (DVC) quốc gia, trong đó có 1.818 TTHC mức độ 4 và có 1.077 TTHC đã tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Tỷ lệ giải quyết đúng và trước hạn thủ tục hành chính ở cả 3 cấp đạt 98,27%. Trong tình hình dịch bệnh COVID-19, tỉnh đã áp dụng nhiều hình thức để hỗ trợ người dân trong việc nộp, trả hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh, Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh, mạng xã hội Zalo.
Bên cạnh đó, Tây Ninh cũng tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi thông “điểm nghẽn” trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, công tác đền bù giải tỏa mặt bằng, chú trọng hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án theo tiến độ…. tạo điều kiện khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư.
Những cải cách này đã tác động trực tiếp đến công tác thu hút đầu tư. Năm 2021, đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả khá, tăng 4,7% so với cùng kỳ, xếp 12/63 tỉnh, thành phố về thu hút FDI.
9 tháng đầu năm 2021, tổng vốn thu hút đầu tư trong nước đạt hơn 9,85 ngàn tỷ đồng; 12 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư vốn đầu tư 91 triệu USD. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 972 dự án (339 dự án đầu tư nước ngoài và 637 dự án trong nước) tổng vốn đăng ký hơn 8,25 tỷ USD và gần 98,33 ngàn tỷ đồng.
Thu hút đầu tư trong nước tăng cao về số dự án cấp mới và số vốn đăng ký; trong đó thu hút 1 dự án có vốn đầu tư lớn và 4 dự án nhà ở (Dự án Khu thương mại dịch vụ ven chân núi phía Nam của Công ty CP Mặt trời Tây Ninh).
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tây ninh
Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
Đồng thời, cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài cần cung cấp:
Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI;
Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài cần cung cấp:
Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao coogn chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinhd oanh bất động sản;
Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần nộp thêm: Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Thực hiện khắc con dấu công ty, đăng tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương.
Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.
Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,…
Trên đây là các nội dung tư vấn của Công ty Luật Rong Ba về các thủ tục liên quan đến thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tây ninh.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tây ninh, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.