Các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La đang được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La chú trọng.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng được thành lập nhiều hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về các thủ tục tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại sơn la, dưới đây công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp các nội dung cần thiết về đối tượng thành lập cũng như các thủ tục cụ thể và chi tiết nhất cho người đọc.
Tình hình đầu tư tại Sơn La
Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. UBND tỉnh đã phê duyệt, cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 30 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký ban đầu trên 4.950 tỷ đồng.
Nhiều dự án lớn có tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, như: Tổ hợp trang trại sinh thái và trang trại bò sữa công nghệ cao Mộc Châu của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu;
Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Dự án Nhà máy xử lý môi trường huyện Mộc Châu của Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên; Dự án Nhà máy nước Chiềng Dong của Công ty cổ phần cấp nước Sơn La;
Khu du lịch nghỉ dưỡng SM Resort tại bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La của Công ty cổ phần tập đoàn SM; trồng cây mắc ca kết hợp một số cây lâm nghiệp tại huyện Sốp Cộp của Công ty cổ phần Mắc ca Liên Việt Sơn La…
Thực hiện dự án theo hình thức giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án là một trong những hình thức mới được nghiên cứu thực hiện, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng dự án trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2021, đã phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; UBND tỉnh ký kết hợp đồng thực hiện 1 dự án (Khu đô thị mới Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn); đang xem xét phê duyệt 3 dự án; thẩm định 4 dự án; triển khai thi công 6 dự án đảm bảo tiến độ.
Việc thu hút đầu tư các dự án phát triển nhà, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh góp phần chỉnh trang và hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, xây dựng khu dân cư tập trung đồng bộ và hiện đại phục vụ đời sống, nhu cầu của nhân dân.
Phương thức thành lập doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi doanh nghiệp FDI được thành theo một trong hai phương thức:
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã được hình thành trước đó.
Nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại sơn la
Để đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập, các nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nội dung hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
+ Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là pháp nhân;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Các thức thực hiện:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại điểm a nêu trên cho cơ quan đăng ký đầu tư.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
+ Thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định Luật
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam
Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.
Đây là cách được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam.
Ưu điểm của phương thức: Minh bạch, rõ ràng về tài chính, quyền lợi của các nhà đầu tư ngay từ ban đầu
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh cần thiết khác so với hình thức “Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam sẵn có”; Không tận dụng được phần nhà xưởng, công nhân,… sẵn có của doanh nghiệp đã được thành lập.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Để đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần phần vốn góp tại doanh nghiệp đã có, các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước.
Các bước góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Bước 1: Tìm kiếm hoặc cử đại diện thành lập công ty Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư.
Bước 2: Nếu có một hoặc một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư.
Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.
Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài cần Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng vốn góp/cổ phần/góp vốn.
Ưu điểm của phương thức: Cần ít thời gian hơn so với hình thức “Thành lập mới pháp nhân“; Tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường, giấy phép đáp ứng điều kiện kinh doanh.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.
Nhược điểm: Nhà đầu tư Việt Nam phải tự mình bỏ trước toàn bộ chi phí để lo các thủ tục, triển khai một phần dự án, trong khi có thể gặp rủi ro khi nhà đầu tư nước ngoài phá bỏ dự định hợp tác.
Luật Rong Ba là tổ chức tư vấn pháp lý thành lâp nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại sơn la, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.