Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng

thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh có nhiều tiềm năng trên mọi lĩnh vực, là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư. Để thu hút các nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Để tìm hiểu sâu hơn về các thủ tục tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng, dưới đây công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp các nội dung cần thiết về đối tượng thành lập cũng như các thủ tục cụ thể và chi tiết nhất cho người đọc.

Tình hình đầu tư tại Sóc Trăng

Ngày 28.4, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào năm 2022 với phương châm “Đồng hành – Hợp tác – Phát triển”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chia sẻ tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, năm 2018, tỉnh Sóc Trăng tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư và phát động khởi nghiệp.

Tại Hội nghị, tỉnh Sóc Trăng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và ký biên bản ghi nhớ 25 dự án với tổng vốn 40.315 tỉ đồng.

Từ sau Hội nghị, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đón tiếp, làm việc với hơn 500 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, nghiên cứu đầu tư; qua đó tỉnh đã thu hút được 101 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 67.500 tỉ đồng.

Tại hội nghị ngày 28.4, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng trao nhiều quyết định chủ trương đầu tư; ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu, khảo sát đầu tư, với tổng vốn đầu tư các dự án 212.000 tỉ đồng, trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng, giao thông, xây dựng, đô thị, logistics, chuyển đổi số,…

Đồng thời, tỉnh Sóc Trăng cũng đón nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cho hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn, với tổng số tiền trên 50 tỉ đồng.

Năm 2022, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh, Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư nhằm tiếp tục giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến các tập đoàn, DN thu hút đầu tư vào tỉnh.

Trước thềm diễn ra sự kiện, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức các đoàn đến làm việc trực tiếp với các DN lớn ở TP Hồ Chí Minh để kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực, như: đô thị – nhà ở – thương mại – dịch vụ; kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN); du lịch; nông nghiệp; y tế – giáo dục – môi trường; năng lượng; giao thông vận tải.

Điều này thể hiện rõ quyết tâm trong mời gọi đầu tư của tỉnh, góp phần thực hiện hiệu quả 1 trong 3 khâu đột phá mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra là: Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; hạ tầng giao thông, thủy lợi trọng điểm; xã hội hóa đầu tư năng lượng, cảng biển, khu logistics; khu CCN; các đô thị, hạ tầng du lịch; hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế số…

Theo đó, UBND tỉnh Sóc Trăng có quyết định về việc bổ sung CCN Long Đức 1, Long Đức 2 trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú vào quy hoạch phát triển CCN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. CCN Long Đức 1, Long Đức 2 có tổng diện tích 150 ha thuộc ấp Lợi Đức, xã Long Đức với hoạt động chính là chế biến lương thực, thực phẩm; xay xát; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa.

Đối với khu công nghiệp Trần Đề đầy tiềm năng sắp được khởi công vào quý II/2022 với diện tích 160 ha đặt tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề. KCN này có tổng mức đầu tư hạ tầng trên 1.230 tỷ đồng.

Đến nay, các thủ tục cơ bản được nhà đầu tư thực hiện, dự kiến khởi công xây dựng hạ tầng trong quý II/2022.

Trong tương lai, Sóc Trăng được Trung ương chấp thuận đưa vào quy hoạch, đầu tư cảng biển nước sâu cũng tại huyện Trần Đề.

Với việc hình thành cảng biển này thì KCN Trần Đề nói riêng, vùng ven biển Sóc Trăng nói chung có rất nhiều điều kiện để phát triển đa dạng các lĩnh vực, đặc biệt là hạ tầng KCN, các dự án đầu tư vào KCN…

Bên cạnh đó, Sóc Trăng kêu gọi đầu tư hai dự án khu nông nghiệp công nghệ cao (KNNCNC) và một dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời là dự án KNNCNC xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú có diện tích 18ha; dự án KNNCNC đường kênh Thị Đội, Phường 5, TP Sóc Trăng tổng diện tích 9,85ha. Riêng dự án sản xuất NNCNC kết hợp điện mặt trời Nông trại 1/5 ấp Tân Phước A1, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú có tổng diện tích 18,75ha.

thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng
thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng

Khái niệm công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Ngoài ra theo Khoản 26 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa nhà đầu tư như sau: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Đầu tư.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng

Để được thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Doanh nghiệp đó nếu muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải là các tổ chức, công ty (hoạt động từ 1 năm trở lên).

Trường hợp nếu là cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tại Việt Nam.

Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc phải thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước.

Về địa điểm doanh nghiệp cần phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển trên địa phương.

Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.

Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh cũng như trật tự xã hội.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO 2016.

Quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng

Khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại VN thì đương nhiên sẽ được hưởng các quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật như sau:

Có quyền thực hiện điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư.

Được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm và trụ sở kinh doanh mà không cần phải có dự án đầu tư. Hồ sơ và các loại giấy tờ tương ứng với loại hình tổ chức kinh tế.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tiến hành góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp thì có thể thực hiện thay đổi thành viên công ty, cổ đông tại các cơ quan nhà nước theo đúng quy định.

Ngoài ra thì pháp luật Việt Nam cũng sẽ đảm bảo, bảo vệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm các điều khoản trong kinh doanh thì vẫn sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thành lập công ty nước ngoài xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Hồ sơ nhà đầu tư cá nhân/tổ chức (đã nêu trên)

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập công ty nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty

Giấy ủy quyền

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân người đại diện pháp luật.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện

Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Nhà đầu tư không phải Cấp Giấy phép kinh doanh cho hoạt động Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, bán buôn hàng hóa (không thuộc các loại hàng hóa: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí).
Nhà đầu tư thực hiện Cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.

Luật Rong Ba là tổ chức tư vấn pháp lý thành lâp nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sóc Trăng, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin