Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Trị gồm những thủ tục gì? vai trò của công ty có vốn đầu tư nươc ngoài là gì? để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment tức là hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Hiện nay, hoạt động này được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế, song, Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào cho loại hình hoạt động này.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Do đó, dựa vào quy định của Luật Đầu tư 2020 thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Vai trò của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sự tồn tại của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước, chẳng hạn một số lợi ích từ công ty có vốn đầu tư nước ngoài như:
Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;
Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;
Góp phần vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước;
Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động;
Nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước;
Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ thông;
Mang đến sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện bộ máy vận hành, cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;
Mô hình hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khá chuyên nghiệp và hiệu quả, dẫn đến giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh.
Đặc điểm của công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Nếu như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… đều có những điểm đặc trưng của từng loại hình, thì mô hình đầu tư doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng có những điểm riêng biệt, cụ thể:
Mục đích chính của FDI là tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài;
Chủ đầu tư giữ quyền quyết định trong quá trình kinh doanh, sản xuất;
Nguồn vốn đầu tư FDI thông thường sẽ bị thu hút bởi các quốc gia có nền tảng, hành lang pháp lý chắc chắn, rõ ràng;
Hầu hết các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới hoặc mua lại công ty đang hoạt động theo hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp…
Muốn trở thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần đáp ứng những điều kiện gì
Tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Dựa vào quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 và khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì muốn trở thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để thành lập hoặc góp vốn.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được tổ chức kinh doanh các ngành nghề nào
Tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được tổ chức kinh doanh các ngành nghề sau đây:
“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, các ngành nghề kinh doanh bị cấm bao gồm:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này
– Kinh doanh mại dâm
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
– Kinh doanh pháo nổ
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp pháp thực hiện thế nào
Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Quy định của pháp luật về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Trị
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp từ đầu (đầu tư trực tiếp)
Đây là hình thức bắt buộc nếu doanh nghiệp thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có kế hoạch sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam để đầu tư vốn;
Trường hợp 2: Có kế hoạch thực hiện dự án liên quan nhà nước hoặc dự án có quy mô lớn.
Khi đó, quy trình thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tiến hành như sau:
Bước 1: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bước 2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
|
Chi tiết hồ sơ |
Thời gian thực hiện |
Bước 1 |
Văn bản đề nghị thực hiện dự án Văn bản xác minh số dư tài khoản ≥ vốn đầu tư Đề xuất thực hiện dự án đầu tư Hợp đồng thuê nhà/văn phòng làm dự án BSCC CMND/CCCD/hộ chiếu người Việt Nam góp vốn (nếu có) BSCC hộ chiếu nhà đầu tư nước ngoài BCTC trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài |
Từ 35 ngày làm việc, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ xem xét & cấp giấy phép đầu tư |
Bước 2 |
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp Điều lệ công ty có vốn nước ngoài Danh sách thành viên/cổ đông BSCC hộ chiếu của các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật |
Trong 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ |
(BSCC: Bản sao công chứng – BCTC: Báo cáo tài chính)
Lưu ý:
Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.
Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.
Thành lập công ty Việt Nam rồi chuyển nhượng (đầu tư gián tiếp)
Với hình thức này, doanh nghiệp cần tiến hành 3 bước như sau:
Bước 1: Thủ tục thành lập công ty với 100% vốn Việt Nam;
Bước 2: Thủ tục xin cấp văn bằng đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài;
Bước 3: Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho nước ngoài (thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD).
|
Chi tiết hồ sơ |
Thời gian thực hiện |
Bước 1 |
Điều lệ công ty Việt Nam Đơn đăng ký thành lập DS thành viên/cổ đông BSCC CMND/CCCD/hộ chiếu đại diện pháp luật BSCC CMND/CCCD/hộ chiếu các thành viên |
Trong 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ & cấp giấy chứng nhận ĐKKD |
Bước 2 |
Văn bản xin góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp BSCC hộ chiếu người nước ngoài góp vốn (đối với cá nhân) BSCC giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) |
Trong 10 ngày, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ ra thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp |
Bước 3 |
Thông báo v/v đáp ứng đủ điều kiện góp vốn Biên bản họp v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn góp Quyết định v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn góp Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu người nước ngoài BSCC giấy ĐKKD |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Trị. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Trị và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.