Sổ bảo hiểm thất nghiệp

sổ bảo hiểm thất nghiệp

Sổ bảo hiểm thất nghiệp không được định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ pháp lý. Đây chỉ là cách gọi trên thực tế để định nghĩa về một loại giấy tờ, văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, nhằm xác nhận về việc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ quy định về sổ bảo hiểm xã hội. Và sổ bảo hiểm thất nghiệp theo cách hiểu của mọi người chính là sổ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội trong đó có quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Trước đây trách nhiệm quản lý sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động. Theo đó, NSDLĐ có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH trong thời gian NLĐ làm việc tại đơn vị và trả sổ khi người đó không còn làm việc.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016 – ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thì người sử dụng lao động sẽ không giữ sổ bảo hiểm xã hội nữa mà người lao động sẽ tự quản lý sổ BHXH của mình.

Quy định trên góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, bởi sẽ giúp họ nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình cũng như được đơn vị bảo hiểm xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội và có quyền khiếu kiện doanh nghiệp nếu trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội thì mỗi người sẽ chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH.

Đây cũng là mã định danh ghi nhận quá trình tham gia các loại bảo hiểm và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời. Người tham gia bảo hiểm chỉ cần cung cấp mã số này sẽ được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội trên toàn quốc.

Hồ sơ rút bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: 

Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Quyết định thôi việc; c) Quyết định sa thải; d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; đ)Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Sổ bảo hiểm xã hội (Sổ bảo hiểm thất nghiệp)

2 ảnh 3 x 4

CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu. 

sổ bảo hiểm thất nghiệp
sổ bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL)  thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ).

Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). 

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775