Quy định về căn cước công dân

quy định về căn cước công dân

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Trong phạm vi bài viết dưới đây, luật Rong Ba xin đưa ra ý kiến bình luận về các quy định về căn cước công dân, quý đọc giả cùng theo dõi và tham khảo cùng chúng tôi nhé!

Mẫu thẻ Căn cước ng dân mã vạch và gắn chip khác nhau

 Căn cước ng dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014:

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Vậy, trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.

Nhiều trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước

Theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp ụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:

 Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi);

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn lệ phí làm Căn cước công dân bao gồm: 

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Không cần về nơi thường trú để làm Căn cước ng dân

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào hoạt động, theo Điều 26 Luật Căn cước công dân,
công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ Căn cước:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

quy định về căn cước công dân
quy định về căn cước công dân

Căn cước ng dân gắn chip sẽ được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước. 

Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Thủ tục làm Căn cước ng dân khá đơn giản

Để làm Căn cước công dân, công dân cần điền vào Tờ khai làm Căn cước công dân gắn chip. Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ Công an so sánh thông tin Tờ khai với Cơ sở dữ liệu này. Nếu chính xác sẽ tiếp hành chụp ảnh, lăn tay… Nếu thông tin chưa chính xác, công dân cung cấp các giấy tờ để cán bộ so sánh, đối chiếu…

Để xem chi tiết thủ tục làm Căn cước công dân trong từng trường hợp, xem tại đây.

Ngoài ra, hiện nay, người dân cũng có thể tiến hành làm Căn cước công dân online thông qua Cổng Dịch vụ công về cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/. Đăng nhâp tài khoản. Tại trang chủ chọn Căn cước công dân và làm theo hướng dẫn (người dân phải có thông tin trong kho dữ liệu dân cư mới tiến hành được thủ tục làm Căn cước online).

Lợi ích của người dân khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip 

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là mẫu thẻ căn cước mới được Bộ công an quy định được sử dụng với rất nhiều các mục đích khác nhau và đem đến nhiều lợi ích cho người dân.

Thông tin cá nhân được bảo mật cao 

Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. 

Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.

Ngoài ra, khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip. Phương án bảo mật này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, bảo đảm bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.

Tránh giả mạo giấy tờ

Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin. 

Mặt khác, việc xác thực danh tính có thể thực hiện “offline” mà không cần kết nối Internet tạo thuận lợi rất nhiều khi thực hiện các giao dịch, kiểm tra hay giám sát thông tin bằng các thiết bị khác.

Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip

Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…

Nhờ việc tích hợp được nhiều loại giấy tờ thẻ CCCD gắn chip trở nên vô cùng thuận tiện. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để làm mọi giao dịch.

Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch

Trước đây khi người dân chỉ sử dụng chứng minh nhân dân 9 số hay thẻ CCCD mã vạch, việc check thông tin tại nước ngoài hay ký hợp đồng quốc tế đều phải làm rất nhiều các thủ tục để xác nhận do trên những thẻ này chỉ in tiếng Việt.

Trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ các thông tin cá nhân được in tiếng Anh mà công dân khi đi lưu trú tại nước ngoài, du lịch hay ký các hợp đồng quốc tế sẽ rất thuận lợi. 

Lợi ích của cơ quan quản lý khi triển khai thẻ căn cước công dân gắn chip 

Bên cạnh những lợi ích của người dân thì cơ quan quản lý cũng sẽ có rất nhiều các lợi ích khi người dân sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip. Có 6 lợi ích thường thấy bao gồm:

Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính

Rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện. 

Dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân

Hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời; 

Thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Thẻ căn cước công dân gắn chip mang đến rất nhiều cách lợi ích không chỉ cho người dân mà cho cả cơ quan quản lý. Triển khai áp dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.

CCCD gắn chip có định vị không? Khi làm mất có lộ thông tin cá nhân không?

Rất nhiều người nghe đến làm mới căn cước công dân có gắn chip thì liền nghĩ đến sẽ bị giám sát, định vị nên cảm thấy mình không còn tự do. Vậy căn cước công dân có gắn chip dùng để định vị được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thời gian gần đây, chúng ta đang đi làm lại căn cước công dân có gắn chip. Nhiều người nghe đến gắn chip liền nghĩ đến con chip đó có thể định vị được vị trí của bản thân nên cảm thấy thông tin cá nhân có thể dễ dàng bị lộ. Vậy thực hư chuyện căn cước công dân có chip định vị là như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Căn cước công dân có định vị người dân không?

Chiều ngày 18/3, Công an TP.HCM đã có buổi cung cấp thông tin về công tác triển khai thực hiện “Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”.

Buổi cung cấp thông tin này do thiếu tướng Trần Đức Tài – phó giám đốc Công an TP.HCM – chủ trì, cùng đại diện Công an TP Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Khi đối mặt với thông tin “thẻ CCCD gắn chip có chức năng định vị”, công an thành phố đã khẳng định CCCD KHÔNG có chức năng định vị.

Khi làm mất căn cước công dân có làm lộ thông tin không?

Chip gắn trên thẻ chỉ để lưu trữ thông tin cơ bản cùng một số thông tin như bằng lái, bảo hiểm của công dân. Việc tích hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin trên chip CCCD hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn mất thẻ cũng không lo bị lộ thông tin cá nhân riêng tư.

Căn cước công dân có chức năng gì?

Thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử với độ bảo mật cao chỉ có chủ thẻ cá nhân công dân đó sử dụng được và dung lượng lưu trữ lớn sẽ giúp bạn tích hợp được nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng sinh trắc học, chữ ký số, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Ngoài ra, theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo.

Tích hợp nhiều thông tin

Ngoài ra, chíp được gắn trên thẻ CCCD lưu trữ thông tin của công dân trên thẻ CCCD gồm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe, các loại giấy tờ có giá trị giúp phòng tránh được việc giấy tờ bị giả mạo… đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, đơn giản, tiện lợi hơn mà không cần đem theo nhiều loại giấy tờ nhằm nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Tích hợp hiều ứng dụng

Với chip điện tử gắn trên thẻ CCCD cho phép tích hợp nhiều ứng dụng, mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán…) và vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng. Giúp cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh cũng “quét” được các thông tin giấy tờ, họ tên của người được cấp một cách nhanh chóng thuận tiện nhất.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về quy định về căn cước công dân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm về nội dung trên và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin