Phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Đăng ký tạm trú là một trong những thủ tục bắt buộc mà chủ cơ sở lưu trú cần tiến hành khi có người tạm trú. Vậy bạn đã biết phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài hết bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu cụ thể ngay nhé!

Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là gì

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú hoặc giấy tạm trú cho họ.

Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là việc đăng ký xác thực nhập cảnh cho người nước ngoài, đảm bảo cho họ có thể lưu trú liên tục tại Việt Nam trong thời gian nhất định. Khi đó, người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú.

Theo quy định hiện hành, thẻ tạm trú cho người nước ngoài tối đa không quá 5 năm, trên thực tế thường có hiệu lực từ 1 năm đến 3 năm.

Có bắt buộc phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài không

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có quy định: 

Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

Vậy, cơ sở lưu trú là gì? Theo Điều 32 của Luật này có xác định cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam cư trú BẮT BUỘC phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú.

Việc khai báo tạm trú có thể thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính và được thực hiện trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

Ai là người thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Thông tư 53/2016/TT-BCA, đại diện cơ sở lưu trú hoặc người được ủy quyền, người được giao trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở lưu trú.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử.

Đối với các cơ sở lưu trú khác thì được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử hoặc bằng Phiếu khai báo tạm trú. Tuy nhiên pháp luật khuyến khích việc thực hiện qua Trang thông tin điện tử.

Đối với các cơ sở lưu trú cho người nước ngoài thuê để lưu trú dài hạn mà chủ cơ sở lưu trú không cư trú tại đó hoặc nhà do người nước ngoài mua, thì người đứng tên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua nhà có trách nhiệm thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú đó.

Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài có bị phạt hay không

Việc vi phạm quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài còn bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

g) Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cá nhân, tổ chức có nhà cho thuê sẽ được coi là một hộ kinh doanh cá thể và phải đăng ký kinh doanh cũng như nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp.

Trường hợp người thuê nhà là người nước ngoài cá nhân, tổ chức sẽ phải đăng ký tạm trú cho những người này.

Có 5 bước để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Cần thực hiện các bước theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý như sau:

Đăng ký kinh doanh (hoạt động cho thuê nhà): Cá nhân, tổ chức cho thuê nhà cần lên UBND Quận nơi sinh sống để đăng ký kinh doanh.

Các giấy tờ để đăng ký bao gồm: Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà cho thuê (Sổ đỏ hoặc hợp đồng mua bán nhà) và giấy chứng minh nhân dân.

Nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế căn hộ: Nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế giúp cơ quan thuế kiểm soát được hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Hồ sơ gồm giấy đăng ký kinh doanh, tờ khai mã số thuế căn hộ và tờ khai thuế môn bài.

Đăng ký an ninh trật tự tại công an quận: Việc đăng ký an ninh trật tự giúp cơ quan quản lý kiểm soát được việc cư trú, lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ gồm có bản khai lý lịch chủ hộ, đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời cần giấy đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Khai báo tạm trú cho khách thuê tại công an phường: Trường hợp khách thuê nhà là người nước ngoài thì hồ sơ và thủ tục sẽ gồm những giấy tờ sau: Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài, hợp đồng thuê nhà, PassPort (Còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam và Visa phải là Visa lao động).

Một số giấy tờ liên quan là giấy đăng ký an ninh trật tự do công an quận cấp, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thuê và chứng minh nhân dân của chủ nhà.

Nộp thuế thu nhập cá nhân: Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.

Chi cục thuế quận sẽ tiếp nhận hồ sơ khai thuế của cá nhân, tổ chức có nhà cho thuê. Hồ sơ gồm có hợp đồng cho thuê nhà, Kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế.

Lệ phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Theo Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định về việc hướng dẫn phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài như sau:

Nếu đăng ký tạm trú cho cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú thì người đăng ký sẽ mất không quá 15.000Đ cho một lần đăng ký.

Chi phí cấp mới, cấp lại sổ tạm trú: Không quá 20.000Đ/lần cấp. Riêng việc cấp sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ cơ sở lưu trú vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính (tên đường, số nhà) thì chi phí sẽ không quá 10.000Đ/lần cấp.

phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Trường hợp làm thủ tục đính chính các thay đổi trong sổ tạm trú: mất phí không quá 8.000Đ/lần đính chính. Riêng trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà thì không mất lệ phí.

Đối với các khu vực khác, lệ phí đăng ký tạm trú áp dụng tối đa bằng 50% mức thu quy định.

Như vậy, mức chi phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài không quá 15.000Đ/lần. Nếu vượt mức phí này tức là đã vi phạm thông tư trên.

LỆ PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

STT

Nội dung

Chi phí tham khảo

1

Thẻ tạm trú thời hạn từ 01 đến 02 năm

145 USD/ thẻ

2

Thẻ tạm trú có thời hạn từ 02 đến 5 năm

155 USD/ thẻ

3

Gia hạn tạm trú

10 USD/ lần

4

Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú     

100 USD/ thẻ

Các trường hợp được miễn phí khi THẺ đăng ký tạm trú

Dưới đây là một số trường hợp được miễn phí, lệ phí khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc các giấy tờ về cư trú, nhập cảnh:

Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.

Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại.

Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Lưu ý cần biết khi đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định.

Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý của cơ sở lưu trú.

Khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.

Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký tạm trú tại Việt Nam, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775