Ohsas 18001

ohsas 18001

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là loại tiêu chuẩn được những tổ chức thương mại hàng đầu xây dựng và tổ chức tiêu chuẩn thế giới xây dựng để cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức một khung kiểm tra tiêu chuẩn về vấn đề quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động tại nơi làm việc.

Bạn muốn biết thêm một số điều về chứng nhận ohsas 18001, hãy cùng Luật Rong Ba theo dõi bài viết mà chúng tôi mang lại dưới đây nhé.

TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Được các tổ chức tiêu chuẩn thế giới và các tổ chức thương mại hàng đầu xây dựng. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 cung cấp cho các tổ chức một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp thích hợp và hiệu quả tại nơi làm việc. Phiên bản OHSAS 18001:2007 hiện là phiên bản mới nhất đang được áp dụng của tiêu chuẩn này. Đố là Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp – Các yêu cầu.

Việc nhận tư vấn chứng nhận OHSAS 18001 trong sản xuất kinh doanh chính là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề về an toàn lao động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chứng minh được cam kết của mình về việc ngăn ngừa rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Chứng nhận OHSAS 18001 cần thiết cho những đối tượng nào?

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 thích hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Với mong muốn có được hiệu quả trong việc quản lý và giảm bớt các tai nạn ở mơi làm việc. Từ đó chứng minh được tổ chức, doanh nghiệp của bạn thực sự nghiêm túc trong vấn đề thực hiện các quy định về an toàn và sức khỏe lao động, củng cố niềm tin đối với nhân viên của mình, đồng thời, nâng cao vị thể và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Bằng cách được nhận tư vấn chứng nhận OHSAS 18001 từ những chuyên gia. Hệ thống được tổ chức chứng nhận bên thứ ba đánh giá.

Những lợi ích mà chứng nhận OHSAS mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp

Thứ nhất: Bảo vệ người lao động

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 yêu cầu Doanh nghiệp nhận diện các nguy hiểm một cách có hệ thống. (không bỏ sót bất kỳ mối nguy nào có thể có). Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và và quản lý rủi ro cần thiết. Nhằm tạo nên một môi trường làm việc khỏe mạnh hơn và an toàn hơn. Giảm thiểu tối đa tai nạn và vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp. Giúp Doanh nghiệp giảm thời gian nghỉ việc do ốm đau và thương bệnh tật của nhân viên. Đây cũng là một lợi ích giúp cho Doanh nghiệp ổn định năng suất và chất lượng.

Thứ hai: Tăng lợi ích kinh doanh

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 đưa ra các yêu cầu một cách khoa học và có hệ thống theo PDCA. (Plan, Do, Check, Action). Các biện pháp cách quản lý phải căn cứ vào các kết quả của việc đánh giá rủi ro, đánh giá quá trình, kiểm tra, rà soát lại các quy định pháp lý và điều tra tai nạn để lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro tai nạn. Vì vậy sẽ giúp Doanh nghiệp xây dựng và cải tiến để có được những quy trình rõ ràng và hiệu quả hơn.

ohsas 18001
ohsas 18001

Thứ ba: Tăng cường sự tuân thủ luật pháp

Việc rà soát lại từng hoạt động, xem xét từng hoạt động có liên quan đến những yêu cầu pháp lý nào, định kỳ phải đánh giá lại việc tuân thủ pháp luật cũng như cập nhật thêm những yêu cầu pháp lý mới, đã giúp cho Doanh nghiệpcó một phương tiện để nhận diện các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu có liên quan khác. Giúp doanh nghiệp tuân thủ luật pháp. Doanh nghiệp sẽ luôn có đầy đủ thông tin để nhận diện và tuân thủ các yêu cầu luật pháp trong tương lai. Trong một số trường hợp, việc áp dụng chứng nhận OHSAS 18001 cũng có nghĩa là giảm thiểu các khiếu kiện pháp lý và giảm tiền đền bù. Việc luôn tuân thủ luật pháp sẽ tránh được phí tổn và tai tiếng.

Thứ tư: Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống quản lý hiện tại

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 cũng giống như các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý khác (như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,…) có cấu trúc nền tảng của là chu trình PDCA: Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động, Doanh nghiệp/tổ chức có thể kết hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này với hệ thống quản lý hiện hữu của mình để giảm các điểm trùng lặp, giảm chi phí.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN OHSAS 18001  

Giấy chứng nhận OHSAS 18001 là một chứng chỉ do Tổ chức chứng nhận cấp. Tổ chức chứng nhận hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức ISO thế giới.Tổ chức chứng nhận là đơn vị chịu sự giám sát và chỉ định của Bộ Khoa học Công nghệ.

Do đó, việc thực hiện chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình theo pháp luật.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình chứng nhận đã được Bộ KH-CN xác nhận và chỉ định.

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận

Để được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận

Sau khi thỏa thuận và thu thập thông tin của Khách hàng, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá bao gồm các thông tin phục vụ chứng nhận. Ví dụ như: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; Thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường

Việc đánh giá chứng nhận bao gồm việcc xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét hệ thống của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn OHSAS 18001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập. Đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận OHSAS 18001

Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận OHSAS 18001 cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.

Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

Đánh giá giám sát OHSAS 18001

Sau khi đạt được chứng nhận OHSAS 18001, Doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận. Theo đó, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần)

Đánh giá chứng nhận lại OHSAS 18001

Giấy chứng nhận OHSAS 18001 có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hết 03 năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại.
Nếu đánh giá  lại đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 01 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm tiếp theo.

Mô hình tiêu chuẩn OHSAS 18001

Khung chính trong Tiêu chuẩn OHSAS cũng theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến.

Lập kế hoạch (Plan)

  • Ban lãnh đạo xem xét tới phạm vi và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để thiết lập chính sách đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.
  • Các bộ phận/phòng ban phải tiến hành nhận diện các mối nguy và đánh giá các rủi ro dẫn đến mất an toàn, tai nạn lao động có thể xảy ra cũng như các điều kiện môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Cuối cùng cần xác định được mối nguy nào cần phải đưa ra những biện pháp kiểm soát để ngăn chặn, phòng ngừa không cho xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì hậu quả sẽ được giảm thiểu.
  • Trong quá trình nhận diện các mối nguy, Doanh nghiệp phải thu thập các yêu cầu pháp lý của nhà nước, các yêu cầu của các bên liên quan để xem xét những yêu cầu nào buộc phải tuân thủ.
  • Căn cứ trên kết quả phân tích mối nguy, rủi ro và xem xét đến các yêu cầu pháp lý, yêu cầu khác, doanh nghiệp cần:
    • Thiết lập các mục tiêu để chính sách về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đưa ra có thể thực hiện được và ngăn ngừa những rủi ro có thể có (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vi phạp luật về an toàn lao động và đảm bảo sức khỏe,…)
    • Thiết lập các chương trình, biện pháp quản lý về vấn đề đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động để đảm bảo các mục tiêu đưa ra phải có khả năng đạt được.

Thực hiện (Do)

Thực hiện áp dụng và vận hành hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), gồm các công việc phải triển khai chính:

  • Thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định các vai trò và trách nhiệm của các cá nhân để thực hiện các chương trình quản lý OH&S.
  • Cung cấp nguồn lực đầy đủ bao gồm nhân sự cần thiết để duy trì các hoạt động, các chương trình về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đào tạo cho những nhân sự cần thiết để đạt được trình độ, kỹ năng an toàn lao động và giám sát an toàn lao động cần thiết, thiết lập xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo hộ lao động, trang thiết bị an toàn để ngăn ngừa rủi ro về tai nạn lao động, môi trường độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
  • Triển khai tổ chức đào tạo cho người lao động hoặc nhà thầu phụ làm việc cho doanh nghiệp và đảm bảo những người này nhận thức được các rủi ro an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp cần phải kiểm soát, hậu quả do không kiểm soát, cũng nhưng đảm bảo họ đủ năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát các rủi ro này.
  • Thiết lập các quá trình để đảm bảo việc trao đổi thông tin về vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong nội bộ có hiệu quả, cũng như đáp ứng các thông tin về OH&S với các bên hữu quan bên ngoài.
  • Tổ chức tham vấn người lao động trong quá trình nhận diện mối nguy, xây dựng các chương trình kiểm soát rủi ro, điều tra tai nạn lao động, điều tra bệnh nghề nghiệp phát sinh, …
  • Thiết lập, phổ biến và duy trì tài liệu của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát tác nghiệp để đảm bảm rằng các thủ tục liên quan đến các mục tiêu về OH&S được thực hiện.
  • Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và khả năng ứng phó với các trình trạng khẩn cấp.

Kiểm tra (Check)

Hoạt động kiểm tra là việc đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các quá trình của hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm các hành động:

  • Giám sát và đo lường các kết quả về hoạt động kiểm soát OH&S theo định kỳ.
  • Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và các yêu cầu khác do tổ chức đề ra.
  • Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xác định sự không phù hợp, xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.
  • Quản lý hồ sơ, thiết lập và duy trì thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ về OH&S.
  • Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để xác định mức độ phù hợp của hệ thống quản lý OH&S hiện tại so với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.

Hành động (Action)

Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến hệ thống quản lý OH&S

  • Lãnh đạo Doanh nghiệp phải tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo các giai đoạn thích hợp.
  • Xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
  • Các yêu cầu liên quan đến “Hành động (Action)” nếu được duy trì liên tục và thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến hệ thống quản lý OH&S và kết quả chung trong hoạt động kiểm soát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến tiêu chuẩn ohsas 18001. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775