Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Tình huống 1:  Vợ tôi xin nghỉ việc tại công ty vào tháng 04/2017, tuy nhiên vợ tôi đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 05/2017.

Vậy vợ tôi nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Việc này có ảnh hưởng gì đến việc hưởng chế độ thai sản không?

Trả lời:

1. Vấn đề hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản.

–  Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 + Lao động nữ mang thai;

 + Lao động nữ sinh con;

 + Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

 + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

 + Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

 + Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

–  Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

–  Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, khi vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản kể cả khi đã nghỉ việc tại công ty.

Về thủ tục hưởng chế độ thai sản, bạn có thể tham khảo thêm tại: Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

2. Vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có xác định thời hạn;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Như vậy, khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ bạn nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp thất nghiệp, có thể nộp hồ sơ để được giải quyết và việc được hưởng trợ cấp thai sản không ảnh hưởng đến trợ cấp thất nghiệp của vợ bạn.

Tình huống 2: Em vừa nghỉ sinh xong nhưng hiện tại vì con còn nhỏ nên muốn viết đơn xin nghỉ luôn thì có được hưởng chế độ thai sản với tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không? Em sắp hết thời gian nghỉ thai sản và sẽ đi làm lại vào đầu tháng 5/2017 nhưng em dự định là viết đơn xin nghỉ việc trước hôm đi làm là 30 ngày thì trong trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản cùng và nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không

Trả lời:

Chế độ thai sản: Khi bạn đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản, bạn cần nộp hồ sơ lên công ty nơi bạn làm việc để được giải quyết chế độ.

– Trợ cấp thất nghiệp: Để được hưởng TCTN thì bạn cần đóng đủ 12 tháng BHTN trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc và bạn phải nghỉ việc đúng pháp luật. Do bạn không nói rõ bạn kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn hay xác định thời hạn với công ty nên việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty được coi là hợp pháp khi bạn thông báo trước cho công ty 30 ngày (HĐLĐ xác định thời hạn) hoặc 45 ngày (hợp đồng không xác định thời hạn). Như vậy bạn viêc đơn xin nghỉ việc nộp lên công ty trước 30 hoặc 45 ngày bạn muốn nghỉ việc để thông báo cho công ty mà không cần phải đi làm lại 30 ngày rồi mới viết đơn.

nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nếu đủ điều kiện như trên, bạn cần nộp hồ sơ nhận TCTN trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ và nếu chưa có việc làm trong vòng 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ thì bạn được hưởng TCTN.

Tóm lại, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì có thể được hưởng cả chế độ thai sản cùng trợ cấp thất nghiệp, bởi 2 chế độ này hoàn toàn độc lập với nhau.

Tình huống 3: Chào anh, chị. Em bắt đầu đi làm và tham gia bảo hiểm từ 4/2014 đến 6/2016. Từ 7/2016 đến 12/2016 em hưởng chế độ thai sản. Do điều kiện cháu còn nhỏ không có người trông nên cuối tháng 12/2016 em nộp đơn xin nghỉ. Vậy em có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không ạ, Vậy thời gian em nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không. Em cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với trường hợp của bạn Luật Rong Ba xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu,trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp“

Như vậy, bạn muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: 

+) Phải nghỉ việc đúng quy định của pháp luật;

+) Đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;

+) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp trong vòng 03 tháng từ khi nghỉ việc và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: về thời gian bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp bạn cần đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc đối với loại hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Thứ hai, căn cứ tại Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ- BHXH quy định: 

“Điều 38. Quản lý đối tượng

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng”.

Như vậy trong thời gian  nghỉ việc hưởng thai sản thì đơn vị và người lao động sẽ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này. 

Đối với trường hợp của bạn, trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc (từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016), bạn đã tham gia bảo hiểm từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016 là được 18 tháng. Khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2016 do bạn nghỉ thai sản nên không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, bạn nghỉ việc hoàn toàn đủ điều kiện về thời gian để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tình huống 4: Thưa Luật sư, vợ em nghỉ việc năm 2012 và đã đóng bảo hiểm được 7 tháng. Đến năm 2015 thì vợ em có bầu vậy có được hưởng bảo hiểm xã hội không ạ ?

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn tham gia bảo hiểm được 7 tháng nhưng vợ bạn đã nghỉ việc từ năm 2012. Như vậy đến nay năm 2015 vợ bạn có thai thì không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775