Bạn đang rơi vào trạng thái băn khoăn, tự hỏi năm nay nên đi du học hay xuất khẩu lao động Hàn Quốc?. Bạn không biết làm thế nào để đưa ra được hướng đi đúng đắn cho tương lai?. Những so sánh, phân tích dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc mình đang gặp phải nhé!.
Khái niệm về du học và xuất khẩu lao động
Đi du học là gì?
Đi du học là gì không phải là khái niệm quá khó định nghĩa, bạn sẽ hiểu rõ nó ngay sau khi đọc được nội dung này.
Đi du học là việc các bạn học sinh, sinh viên đi ra nước ngoài để nhận được sự đào tạo và tiếp thu các kiến thức trong môi trường giáo dục tại quốc gia mình yêu thích.
Hay nói cách khác, du học chính là việc mà các học sinh, sinh viên tìm một nơi uy tín để bổ sung, củng cố, nâng cao và tiếp thu các kiến thức văn hóa hiện đại, các ngành nghề, lĩnh vực mà tại nước nhà vẫn chưa phát triển và việc đào tạo còn yếu kém.
Vậy bạn có biết đi du học sẽ có những hình thức nào?
Nếu đã cất công tìm hiểu du học là gì thì tôi tin chắc bạn cũng không thể bỏ qua sự thắc mắc về những hình thức du học mà mình có thể áp dụng đâu nhỉ. Theo đó, việc du học sẽ được diễn ra theo 2 hình thức khác nhau đó là: Du học học bổng và du học tự túc.
Nếu như bạn có điều kiện về kinh tế lẫn học vấn thì bạn sẽ chẳng phải băn khoăn rằng mình nên chọn đi du học theo hình thức nào. Tuy nhiên bạn vẫn nên tìm hiểu về những hình thức đó để sau này nhỡ có dịp cần đến và lôi ra sử dụng nhé.
Khái niệm du học là gì vừa được giải thích chi tiết và rõ ràng, nếu bạn có quan tâm tới du học tự túc là gì và muốn làm rõ khái niệm này thì đừng rời khỏi màn hình để theo dõi những nội dung bên dưới bạn nhé.
Khái niệm xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây chính là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
Hàng hóa sức lao động nội địa: là muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.
Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương.
Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.
Nhưng hoạt động mua – bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua-bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động.
Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệt mới – quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xóa bỏ hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên.
So sánh chương trình du học và xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Chương trình du học Hàn Quốc
Hiện nay, có 5 chương trình du học Hàn Quốc phổ biến:
Du học hệ tiếng Hàn
Du học hệ Cao đẳng
Du học hệ Đại học
Du học hệ Thạc sĩ
Du học hệ Tiến sĩ.
Điều kiện cơ bản để tham gia chương trình du học Hàn Quốc:
Độ tuổi: 18 – 25 tuổi đối với du học tiếng, 18 – 30 tuổi đối với du học Cao đẳng/Đại học, không quá 35 tuổi đối với du học hệ Thạc sĩ/Tiến sĩ.
Học vấn:
Du học tiếng Hàn: Tốt nghiệp THPT/Trung cấp/Cao đẳng/Đại học. Điểm trung bình cấp ba 6.5 trở lên.
Du học Cao đẳng/Đại học: Tốt nghiệp THPT/Trung cấp/Cao đẳng/Đại học. Điểm trung bình cấp ba đạt 6.5 trở lên. Có chứng chỉ TOPIK 3 hoặc 4 trở lên.
Du học Thạc sĩ: Tốt nghiệp Đại học, điểm GPA từ 7.0 trở lên, có chứng chỉ TOPIK 4 trở lên.
Du học Tiến sĩ: Tốt nghiệp Thạc sĩ, chưa có bằng Tiến sĩ. Học viên thuộc các trường Đại học uy tín, lớn của Châu Á, có chứng chỉ TOPIK 4 trở lên.
Sức khỏe: Sức khỏe tốt, không mắc bệnh lao phổi, bệnh truyền nhiễm…
Pháp lý: Không có tiền sự, tiền án; Không có người thân cư trú bất hợp pháp tại Hàn; Không bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc cấm nhập cảnh khỏi Việt Nam.
Chi phí đi du học Hàn Quốc trong 1 năm khoảng 180 – 300 triệu đồng.
Chương trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Hiện nay, có 2 hình thức đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc:
Chương trình của các trung tâm XKLĐ (Hiện không có mà các trung tâm chỉ đào tạo tiếng)
Chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (EPS)
Điều kiện cơ bản để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc:
Độ tuổi: 18 – 39 tuổi
Học vấn: Tốt nghiệp THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng (tùy thuộc tính chất công việc, yêu cầu công ty bên Hàn). Có chứng chỉ tiếng Hàn EPS – TOPIK
Ngoại hình: Nam (cao 160cm, nặng 50kg trở lên); Nữ (cao 150cm, nặng 45kg trở lên).
Tài chính: Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày kí hợp đồng làm việc tại Hàn theo chương trình EPS người lao động cần thực hiện ký quỹ 100 triệu đồng tại ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn nơi người lao động đăng kí thường trú. Thời hạn kí quỹ 5 năm 6 tháng.
Nếu thuộc đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn được vay 100 triệu đồng tại ngân hàng chính sách xã hội, không cần bảo đảm tiền vay.
Sức khỏe: Chứng nhận của bệnh viện không mắc các bệnh theo quy định từ phía Hàn Quốc.
Pháp lý: Không có tiền sự, tiền án; Không có người thân cư trú bất hợp pháp tại Hàn; Không bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc cấm nhập cảnh khỏi Việt Nam; Không thuộc các tỉnh thành bị tạm dừng XKLĐ Hàn:
Nghệ An (huyện Nghi Lộc, TX. Cửa Lò, huyện Nam Đàn)
Thanh Hóa (huyện Đông Sơn, Hằng Hóa, TP. Thanh Hóa)
Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh)
Thái Bình (huyện Tiền Hải)
Quảng Bình (huyện Bố Trạch).
Chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc tầm trên 37 triệu đồng.
Ưu nhược điểm khi đi du học và xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Ưu nhược điểm đi du học Hàn Quốc
Ưu điểm du học Hàn Quốc
Hàn Quốc là đất nước có sức cạnh tranh về nền giáo dục, theo kết quả nghiên cứu so sánh 59 nước cạnh tranh trong giáo dục, Hàn Quốc đứng thứ 29.
Hàn Quốc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào giảng dạy như điện tử viễn thông, kỹ thuật công nghệ.
Khi lựa chọn sang du học Hàn, nên nghiên cứu xác định kỹ ngành muốn theo đuổi, kết quả học tập cao hơn. Đặc biệt, chọn chương trình, ngành học không có đào tạo Việt Nam để có kiến thức sâu về lĩnh vực đó.
Dễ có học bổng hơn các nước Âu Mỹ khi có thành tích học tập tốt, chứng chỉ tiếng Hàn hoặc tiếng Anh… Một vài điều kiện do bên trường học đề ra. Người có học bổng được cấp trợ cấp sinh hoạt, vé máy bay, tiền học…
Ngoài giờ học bạn có thể tìm việc làm thêm phù hợp thời gian học ở trường và cải thiện thêm ngôn ngữ tiếng Hàn, phong cách làm việc của người Hàn Quốc.
Làm hồ sơ nhanh, bên trường học tạo điều kiện cho bạn có kết quả học tập tốt nhất.
Nhược điểm du học Hàn Quốc
Hàn Quốc đề cao chất lượng giáo dục nên áp lực học tập, khi vào mùa thi rất cao. Vì vậy, các bạn cần chuẩn bị thật tốt về thể chất, tinh thần khi sang du học tại Hàn Quốc.
Có rất nhiều bạn ỷ lại vào việc này nên cứ học sơ sài trước khi sang du học, khi sang đó rồi mới thấy bỡ ngỡ vì khi sang đó rất ít người có thể hiểu ngôn ngữ Việt. Vì thế, bạn phải nên cập nhật cho mình đầy đủ các kiến thức về ngôn ngữ trước khi bước sang du học.
Ưu nhược điểm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Ưu điểm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Chỉ sau 1 tháng nhập cảnh vào Hàn Quốc bạn đã có thể làm việc.
Thời gian đầu mới sang (6 tháng) bạn sẽ chỉ cần học ngôn ngữ Hàn từ sáng thứ 2 đến sáng thứ 5 mỗi tuần. Còn các buổi chiều, những ngày còn lại bạn có thể tự do quản lý thời gian của mình. Thời gian đó bạn có thể tự do đi làm. Thực tập việc bạn cũng đã được trả lương.
Khi thực tập và làm việc tại Hàn một thời gian bạn cũng đã có chuyên môn, kiến thức để có thể làm việc sau khi về Việt Nam.
Hoặc bạn cũng dễ dàng đổi được sang visa E7 để ở lại Hàn Quốc làm việc lâu dài sau khi kết thức chương trình học.
Cơ hội mở rộng việc làm, lương thưởng cao cùng những đãi ngộ công việc tốt.
Nhược điểm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Vì tính chất đa dạng của ngành nghề mặc dù được chọn lĩnh vực nhưng công việc không biết trước. Vì thế, một số lao động gặp phải công việc nặng so với sức khỏe của mình, dẫn đến người lao động không làm được, dễ bị chấn thương, tai nạn lao động khi làm việc.
Dù trải qua kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn nhưng hầu hết người lao động chỉ biết nhận mặt chữ chứ không thuần thục về giao tiếp bằng tiếng Hàn. Trong khi trao đổi công việc quản lý, giám đốc đều là người Hàn.
Hàn Quốc lệch múi giờ với Việt Nam nên giờ Hàn Quốc thường sớm hơn 2 giờ so với Việt Nam. Vấn đề này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lối sinh hoạt, đồng hồ sinh học của những lao động mới sang vì dậy sớm đi làm.
Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Đọc đến đây chắc hẳn hầu hết các bạn cũng nhận thấy được rằng mỗi chương trình đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau nên các bạn cần phải xem xét, cân nhắc thật kĩ lưỡng trên tất cả mọi yếu tố để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện, khả năng của bản thân và gia đình.
Với những bạn trẻ đặc biệt mới tốt nghiệp THPT, Đại học có năng lực học tập, điều kiện tài chính thì các bạn nên lựa chọn đi du học để nâng cao trình độ tiếng Hàn, trau dồi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sống, tạo tiền đề tốt nhất cho tương lai.
Còn đối với những ai lớn tuổi, không đủ khả năng tài chính nên lựa chọn đi xuất khẩu lao động để kiếm một số vốn ổn định tương lai, nâng cao tay nghề về nước kiếm công việc ổn định.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến nên đi du học hay xuất khẩu. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về nên đi du học hay xuất khẩu.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.