Để nhận biết xuất xứ của sản phẩm hàng hóa, hàng Việt Nam, Trung Quốc hay những nước khác trên thế giới, chúng ta có thể xem mã số mã vạch hay mã số sản phẩm được in trên bao bì. Vậy, mã vạch các nước trên thế giới như thế nào? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu ngay nhé!
Mã vạch là gì?
Mã vạch (tiếng Anh gọi là Barcode) được định nghĩ là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu chuyên biệt được tạo ra để nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả bán hàng và quản lý kho.
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được.
Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh.
Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Cấu trúc của mã vạch
Một số chủng loại mã vạch phổ biến trên thị trường là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128
Mã UPC.
Mã UPC (Universal Product Code) được sử dụng để dán và check hàng tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới.
Loại mã vạch này thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hiện nay chúng được sử dụng thông dụng nhất tại Mỹ, Canada, ngoài ra cũng phổ biến tại một số quốc gia lớn khác như Úc, Anh, New Zealand…
Biến thể/ Phân loại:
– UPC-A: Mã hóa 12 chữ số (phiên bản chuẩn nhất của UPC)
– UPC-E: Mã hoá 6 chữ số
Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm
Mã EAN
Mã EAN (European Article Number): Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu. Điều khác biệt đáng nói nhất chính là ứng dụng địa lý của chúng.
Biến thể/ Phân loại:
– EAN-8: Mã hóa 8 chữ số
– EAN-13: Mã hoá 13 chữ số
– Ngoài ra còn có các loại khác như: JAN-13, ISBN, ISSN
Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng
Mã Code 39
Loại mã Code 39 khắc phục được nhược điểm lớn nhất của 2 loại mã vạch EAN và UPC kể trên, đó là dung lượng không giới hạn và có thể mã hóa được cả các ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên và một số ký tự khác.
Ứng dụng: Bộ Quốc phòng, ngành Y tế, cơ quan hành chính, xuất bản sách…
Mã Code 128
Mã vạch 128 được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội: Mã vạch nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng, có thể mã hóa được nhiều ký tự hơn: Chữ hoa, chữ thương, ký tự số, các ký tự chuẩn ASCII và cả mã điều khiển.
Biến thể/ Phân loại:
– Code 128A: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường, mã điều khiển và các ký tự chuẩn ASCII
– Code 128B: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường và các ký tự chuẩn ASCII
– Code 128C: Có khả năng nén 2 ký tự số trong 1 ký tự mã hóa
Ứng dụng: Phân phối hàng hóa trong ngành hậu cần và vận tải, chuỗi cung ứng bán lẻ, công nghiệp chế tạo…
Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)
Mã vạch ITF mã hóa ký tự số và sử dụng bộ ASCII đầy đủ. Chúng có thể thay đổi độ dài barcode và khả năng nén cao, nhờ đó có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn.
Loại mã vạch này có thể xử lý dung sai cao, phù hợp in trên các bìa cứng.
Ứng dụng: Các nhà sản xuất dùng để dán trên bao bì giúp kiểm soát hàng hóa phân phối, lưu kho; vận chuyển container,…
Mã Codabar
Codabar là loại mã vạch thông dụng trong lĩnh vực hậu cần và chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu. Ưu điểm của nó là dễ dàng in ấn và sản xuất, nhờ đó người dùng có thể sử dụng chúng thường xuyên ngay cả trong điều kiện thiếu các thiết bị máy tính. Mã Codabar là một loại mã vạch riêng biệt, nó có khả năng mã hóa 16 ký tự khác nhau.
Biến thể/ Phân loại: Codeabar, Mã Ames, Mã số 2 của 7, NW-7, Monarch,Codabar hợp lý, ANSI/AIM BC3-1995, USD-4
Ứng dụng: Chuyển phát thư tín, công nghiệp phim ảnh, ngân hàng máu, phòng thí nghiệm, thư viện…
Trong các mã vạch nêu trên chuẩn mã vạch EAN (European Article Number) của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế được áp dụng cho hầu hết hàng hóa Việt Nam trên thị trường hiện nay.
Mã vạch EAN gồm 13 con số chia làm 4 nhóm theo thứ tự:
Nhóm 1: 3 chữ số đầu – Mã quốc gia sản xuất hàng hóa
Nhóm 2: 6 chữ số tiếp theo – Mã số doanh nghiệp sản xuất do tổ chức GS1 Việt Nam cấp
Nhóm 3: 3 chữ số tiếp theo – Mã sản phẩm do doanh nghiệp tự cấp
Nhóm 4: Chữ số cuối cùng – Số về kiểm tra
Mã vạch phân định các sản phẩm hàng hóa Việt Nam thường có dạng như sau: 893MMMMMMXXXC
Trong đó:
893: là mã quốc gia Việt Nam
MMMMMM: là mã doanh nghiệp được cấp khi đăng ký sản phẩm
XXX: là dãy số từ 000 đến 9999 do doanh nghiệp đặt cho từng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Ví dụ: Cơ sở sản xuất ban đầu đăng ký sản xuất 03 sản phẩm: thì sản phẩm 1 là 001; sản phẩm 2 là 002; sản phẩm 3 là 003;…
C là số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy 12 số 893MMMMMMXXX (Corel sẽ tự động điền số này cho bạn).
Mã vạch các nước trên thế giới
Một số mã vạch các nước thường gặp
000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA
030 – 039 GS1 Mỹ (United States)
050 – 059 Coupons
060 – 139 GS1 Mỹ (United States)
300 – 379 GS1 Pháp (France)
400 – 440 GS1 Đức (Germany)
450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản
690 – 695 GS1 Trung Quốc
760 – 769 GS1 Thụy Sĩ
880 GS1 Hàn Quốc
885 GS1 Thái Lan (Thailand)
893 GS1 Việt Nam
930 – 939 GS1 Úc (Australia)
Nguyên tắc chung để xác định xem sản phẩm hàng hóa đó có nguồn gốc, xuất xứ ở đâu là dựa vào ba con số đầu tiên của mã vạch UPC. Chẳng hạn: mã số mã vạch của Việt Nam là 893, Trung Quốc từ 690 đến 695,…
Trong một số trường hợp, sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu từ nước thứ nhất sang đến nước thứ hai nhưng sau đó lại được xuất khẩu qua nước thứ ba thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ ở nước thứ hai.
Ví dụ: như một công ty ở Trung Quốc nhập khẩu trái cây, hoa quả từ Việt Nam, sau đó lại xuất khẩu đến các nước khác thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ hoa quả sẽ ở Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam.
Dưới đây là danh sách bảng mã vạch các nước theo quy chuẩn quốc tế, quý vị có thể tham khảo để nhận biết xuất xứ sản phẩm hàng hóa.
STT |
Code |
Guốc Gia |
STT |
Code |
Quốc Gia |
1 |
000 – 019 |
United States and Canada |
67 |
623 |
Brunei |
2 |
020 – 029 |
Restricted distribution (MO defined) |
68 |
624 |
Libya |
3 |
030 – 039 |
United States drugs (see United States National Drug Code) |
69 |
625 |
Jordan |
4 |
040 – 049 |
Restricted distribution (MO defined) |
70 |
626 |
Iran |
5 |
050 – 059 |
Coupons |
71 |
627 |
Kuwait |
6 |
060 – 099 |
United States and Canada |
72 |
628 |
Saudi Arabia |
7 |
100 – 139 |
United States |
73 |
629 |
United Arab Emirates |
8 |
200 – 299 |
Restricted distribution (MO defined) |
74 |
640 – 649 |
Finland |
9 |
300 – 379 |
France and Monaco |
75 |
690 – 699 |
China |
10 |
380 |
Bulgaria |
76 |
700 – 709 |
Norway |
11 |
383 |
Slovenia |
77 |
729 |
Israel |
12 |
385 |
Croatia |
78 |
730 – 739 |
Sweden : EAN/GS1 Sweden |
13 |
387 |
Bosnia and Herzegovina |
79 |
740 |
Guatemala |
14 |
389 |
Montenegro |
80 |
741 |
El Salvador |
15 |
400 – 440 |
Germany (440 code inherited from old East Germany on reunification, 1990) |
81 |
742 |
Honduras |
16 |
450 – 459 |
Japan |
82 |
743 |
Nicaragua |
17 |
460 – 469 |
Russia |
83 |
744 |
Costa Rica |
18 |
470 |
Kyrgyzstan |
84 |
745 |
Panama |
19 |
471 |
Taiwan |
85 |
746 |
Dominican Republic |
20 |
474 |
Estonia |
86 |
750 |
Mexico |
21 |
475 |
Latvia |
87 |
754 – 755 |
Canada |
22 |
476 |
Azerbaijan |
88 |
759 |
Venezuela |
23 |
477 |
Lithuania |
89 |
760 – 769 |
Switzerland and Liechtenstein |
24 |
478 |
Uzbekistan |
90 |
770 – 771 |
Colombia |
25 |
479 |
Sri Lanka |
91 |
773 |
Uruguay |
26 |
480 |
Philippines |
92 |
775 |
Peru |
27 |
481 |
Belarus |
93 |
777 |
Bolivia |
28 |
482 |
Ukraine |
94 |
778 – 779 |
Argentina |
29 |
483 |
Turkmenistan [1] |
95 |
780 |
Chile |
30 |
484 |
Moldova |
96 |
784 |
Paraguay |
31 |
485 |
Armenia |
97 |
786 |
Ecuador |
32 |
486 |
Georgia |
98 |
789 – 790 |
Brazil |
33 |
487 |
Kazakhstan |
99 |
800 – 839 |
Italy , San Marino and Vatican City |
34 |
488 |
Tajikistan |
100 |
840 – 849 |
Spain and Andorra |
35 |
489 |
Hong Kong |
101 |
850 |
Cuba |
36 |
490 – 499 |
Japan |
102 |
858 |
Slovakia |
37 |
500 – 509 |
United Kingdom |
103 |
859 |
Czech Republic |
38 |
520 – 521 |
Greece |
104 |
860 |
Serbia |
39 |
528 |
Lebanon |
105 |
865 |
Mongolia |
40 |
529 |
Cyprus |
106 |
867 |
North Korea |
41 |
530 |
Albania |
107 |
868 – 869 |
Turkey |
42 |
531 |
Macedonia |
108 |
870 – 879 |
Netherlands |
43 |
535 |
Malta |
109 |
880 |
South Korea |
44 |
539 |
Republic of Ireland |
110 |
881 |
Qatar or Palestine,[not in citation given] used by LUXRAM Lighting |
45 |
540 – 549 |
Belgium and Luxembourg |
111 |
884 |
Cambodia |
46 |
560 |
Portugal |
112 |
885 |
Thailand |
47 |
569 |
Iceland |
113 |
888 |
Singapore |
48 |
570 – 579 |
Denmark , Faroe Islands and Greenland |
114 |
890 |
India |
49 |
590 |
Poland |
115 |
893 |
Vietnam |
50 |
594 |
Romania |
116 |
894 |
Bangladesh[not in citation given] |
51 |
597 |
Suriname[not in citation given] |
117 |
896 |
Pakistan |
52 |
599 |
Hungary |
118 |
899 |
Indonesia |
53 |
600 – 601 |
South Africa |
119 |
900 – 919 |
Austria |
54 |
603 |
Ghana |
120 |
930 – 939 |
Australia |
55 |
604 |
Senegal |
121 |
940 – 949 |
New Zealand |
56 |
608 |
Bahrain |
122 |
950 |
GS1 Global Office: Special applications |
57 |
609 |
Mauritius |
123 |
951 |
EPCglobal: Special applications |
58 |
611 |
Morocco |
124 |
955 |
Malaysia |
59 |
613 |
Algeria |
125 |
958 |
Macau |
60 |
615 |
Nigeria |
126 |
960 – 969 |
GS1 Global Office: GTIN-8 allocations |
61 |
616 |
Kenya |
127 |
977 |
Serial publications (ISSN) |
62 |
618 |
Ivory Coast |
128 |
978 – 979 |
Bookland (ISBN) – 979-0 used for sheet music (ISMN13, replaces deprecated ISMN M- numbers) |
63 |
619 |
Tunisia |
129 |
980 |
Refund receipts |
64 |
620 |
Tanzania |
130 |
981 – 984 |
Common Currency Coupons |
65 |
621 |
Syria |
131 |
990 – 999 |
Coupons |
66 |
622 |
Egypt |
|
|
|
Xem tra cứu mã số mã vạch của nước nào thì đọc thông qua 3 số đầu tiên của mã vạch sẽ suy ra được quốc gia mà doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch hàng hóa đó:
Trên đây là ký hiệu mã số mã vạch hàng hóa các nước, để biết hàng hóa sản xuất tại nước nào hay xuất xứ quốc gia mà doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch hàng hóa đó.
Danh sách các mã số GS1 chưa được đăng ký
Danh mục các mã số dành cho những nước hiện chưa đăng ký vào GS1 sử dụng về sau này. Các bạn có thể tham khảo thêm mã vạch dùng cho hàng hóa các nước trên thế giới chưa được đăng ký ở dưới đây:
140 – 199
381, 382, 384, 386 & 388
390 – 399
441 – 449
472, 473 & 483
510 – 519
521 – 527
532 – 534 & 536 – 538
550 – 559
561 – 568
580 – 589
591 – 593 & 595 – 598
602 & 604 – 607
610, 612, 614, 617, 620 & 623
630 – 639
650 – 689
696 – 699
710 – 728
747 – 749
751 – 753 & 756 – 758
771, 772, 774, 776 & 778
781 – 783, 785, 787 & 788
791 – 799
851 – 857
861 – 864 & 866
881 – 883, 886, 887 & 889
891, 892, 894, 895, 897 & 898
920 – 929
951 – 954, 956 & 957
959 – 976
983 – 989
Đó là danh sách những mã vạch chưa được nước nào đăng kí trên thế giới cho đến thời điểm viết bài viết này. Hiện nay, một số mã vạch đã được 1 số nước trên thế giới mua đầu số. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất !
Tính Mã số mã vạch để biết Hàng thật:
Hướng dẫn cách tính số kiểm tra mã vạch sản phẩm EAN -13
– Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra ở cuối cùng)
– Nhân kết quả bước 1 với 3
– Cộng giá trị của các con số còn lại
– Cộng kết quả bước 2 với bước 3
– Lấy bội số của 10 lớm hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là sô kiểm tra.
Ví dụ Tính số kiểm tra cho mã: 893460200107 C
Bước 1: 7 + 1 + 0 + 0 + 4 + 9 = 21
Bước 2: 21 x 3 = 63
Bước 3: 8 + 3 + 6 + 2 + 0 + 0 = 19
Bước 4: 63 + 19 = 82
Bước 5: 90 – 82 = 8 (là số kiểm tra ở cuối cùng)
Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893460200107 8 (là hàng thật)
Tại sao các doanh nghiệp phải đăng ký mã vạch
Đối với mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế.
Việc quy định đăng ký mã vạch cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, đi theo MV là MS có 3 chữ số 893, Trung Quốc có mã số 690, Singapore có mã số 888, Vương quốc Anh có mã số 50, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản về mã số mã vạch trình bày ở trên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: mã số tập hợp trên 13 chữ số đi với mã vạch không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách mã vạch dài hơn, ngắn hơn.
Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, mã số mã vạch rất đặc trưng.
– Đối với điện thoại di động, về mã số ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao mã vạch nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng mã số – mã vạch không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy.
– Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có mã số mã vạch không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Rong Ba về mã vạch các nước trên thế giới. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.