Các loại xe điện hiện nay đang được ưa chuộng và sử dụng rất rộng rãi trên thị trường. Những loại xe này giúp bảo vệ môi trường, được rất nhiều học sinh, sinh viên sử dụng nhờ tính tiện lợi của mặt hàng này. Do nhu cầu tiêu thụ tăng do đó việc nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam cũng tăng cao. Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện tương đối phức tạp, do đó khi nhập khẩu các doanh nghiệp, cá nhân cần phải tìm hiểu kỹ về thủ tục trước khi nhập khẩu hàng hoá. Bài viết dưới đây Luật Rong Ba sẽ trình bày về thủ tục nhập khẩu xe đạp điện và mã hs xe đạp điện, hãy cùng theo dõi nhé!
Xe đạp điện là gì?
Xe đạp điện thuộc loại xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ điện có công suất nhỏ, trung bình 250W. Vì công suất nhỏ nên tốc độ tối đa của xe đạp điện không lớn hơn 25km/h và có trang bị bàn đạp hỗ trợ khi tắt máy hoặc hết điện.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe đạp điện ngày càng tăng cao. Do đó có rất nhiều hãng xe cũng cho ra đời nhiều dòng xe điện đẹp mắt và giá cả hợp lý. Chẳng hạn như: xe đạp điện Nijia, Honda, Yamaha…
Chính sách nhập khẩu xe đạp điện
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP mặt hàng xe đạp điện mới 100% không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện do đó, các doanh nghiệp, cá nhân có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hoá thông thường khác.
Theo thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương mặt hàng xe đạp điện đã qua sử dụng thuộc danh mục phương tiện đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu.
Xe đạp điện nằm trong Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao Thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22/12/2011. Hàng hoá thuộc Danh mục này được thực hiện theo nguyên tác sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa ra thị trường hoặc đưa vào khai thác, sử dụng phải được chứng nhận công bố hoặc thử nghiệm, nghiệm thu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc quy định về quản lý chất lượng tương ứng.
Mã hs xe đạp điện
HS Code được viết tắt từ từ Harmonized System Codes
Dịch nôm na ra Tiếng Việt là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (mà khi đi học lý thuyết chúng ta đã có thể nghe).
Mục tiêu khi sử dụng mã HS Code đó là nhằm phân loại các loại hàng hóa thành một hệ thống chuẩn, với danh sách mã số cho các loại hàng hóa được áp dụng ở tất cả các quốc gia. Việc này tạo điều kiện cho việc thống nhất “ngôn ngữ hàng hóa chung”, giúp đơn giản hóa công việc cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hiệp ước, hiệp định thương mại quốc tế.
Dựa vào mã HS Code, các cơ quan hải quan sẽ tiến hành áp các thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa. Ngoài ra, Nhà nước cũng dựa vào HS Code để thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập thực tế qua các nhóm hàng, loại hàng chi tiết.
Từ bản chất nói trên, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn HS Code là gì.
HS Code hay mã HS là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.
Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới quy ước mã hàng hóa là dãy có 10 hoặc 12 số (tùy theo quy định của mỗi quốc gia).
Trước khi nhập khẩu hàng hoá bạn cần xác định được mã HS của mặt hàng đó. Việc xác định chi tiết mã HS của mặt hàng cần căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,… thực tế của mặt hàng nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, việc căn cứ áp mã HS vào hàng hoá thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật hoặc đi giám định tại Cục kiểm định hải quan.
Xe đạp điện thuộc phần XVII: Xe cộ, phương tiện bay, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên hợp – Chương 87: Xe cộ trừ thiết bị chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện và các bộ phận và phụ tùng của chúng.
8711 – Mô tô kể cả xe gắn máy có bàn đạp (moped) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh, thùng xe có bánh (side – cars).
871110 – Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh không quá 50cc.
Dạng CKD:
87111015 – Xe mô tô và xe scooter khác.
Thuế nhập khẩu xe đạp điện
Thuế nhập khẩu thông thường là: 82,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 55%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form E là: 45%
Thuế VAT là: 10%
Thuế nhập khẩu chỉ mang tính chất tham khảo, để biết được thuế cần dựa trên mặt hàng thực tế khi nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện
Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu xe đạp điện tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Thông tư 39/2018/-TT-BTC (sửa đổi điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC). Hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice);
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
Vận đơn (Bill of Lading);
Certificate of origin (giấy chứng nhận xuất xứ CO);
Các chứng từ khác (nếu có).
Bước 2: Khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan nhập khẩu và kiểm tra tính hợp lệ tại cơ quan hải quan.
Bước 3: Đóng thuế vào kho bạc nhà nước.
Bước 4: Đưa hàng hoá của mình về kho.
Các quy định về nhãn mác hàng hóa xe đạp điện nhập khẩu
Theo Điều 10 NĐ 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa bắt buộc cần thể hiện các thông tin sau:
Tên hàng hóa
– Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
– Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
– Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
– Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt
– Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.
– Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó
– Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền
Do đó, Doanh nghiệp cần ghi chú đầy đủ thông tin Nhà sản xuất, Chủ sở hữu, Nhà nhập khẩu, Nhà phân phối trên nhãn.
Chú ý, Trước thông tin công ty nhập khẩu, cần phải có chữ: “Nhà Nhập Khẩu”, không được viết tên công ty không. Nếu chỉ viết công ty mà thiếu chữ Nhà Nhập Khẩu sẽ gây ra hiểu nhầm đó là nhà sản xuất.
Xuất xứ hàng hóa (điều 15 NĐ 43/2017/NĐ-CP)
Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
– Sản xuất tại: produced in
– Chế tạo tại: manufactured in
– Nước xuất xứ: made in
– Xuất xứ: origin
– Sản xuất bởi: produced by
Chú ý: Doanh nghiệp chú ý Không viết tắt tên nước
Các nội dung khác
Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
Doanh nghiệp nhập khẩu chú ý đọc chi tiết phụ lục I để biết chi tiết cách thể hiện
Nhãn hàng hóa theo tính chất mỗi loại hàng
Ngoài ra có thể in thêm 1 số thông tin khác lên nhãn theo Điều 18 NĐ 43/2017/NĐ-CP.
Thủ tục đăng kiểm xe đạp điện
Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục đăng kiểm cho xe đạp điện
Hồ sơ chuẩn bị:
Bản đăng ký kiểm tra về chất lượng của xe đạp điện nhập khẩu;
Bản đăng ký thông số kỹ thuật;
Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm;
Bản mô tả nhãn hàng hóa;
Bản sao chụp bộ chứng từ nhập khẩu.
Bước 2: Đăng ký kiểm định xe đạp điện
Đăng ký hồ sơ kiểm định trên trang hệ thống một của quốc gia https://vnsw.gov.vn/
Bước 3: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan cho hàng xe đạp điện
Khai báo hải quan kèm số đăng ký kiểm định trên phần mềm Ecus Vnaccs.
Đăng ký mang hàng về kho bảo quản. Đồng thời lên hệ thống cập nhật thông tin địa điểm, ngày giờ để cục Đăng Kiểm tới kiểm tra trụ sở.
Bước 4: Thử nghiệm và làm kiểm định
Mang mẫu lên Cục Đăng kiểm tiến hành kiểm tra và nộp lệ phí.
Bước 5: Lấy kết quả trên hệ thống thông tin một cửa quốc gia.
Cơ sở pháp lý
Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ giao thông vận tải;
Thông tư số 66/2015/TT-BGTVT ban hành sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện;
Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hát quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thông tư 39/2018/-TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hát quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến mã hs xe đạp điện. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về mã hs xe đạp điện. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.