Mã hs ghế sofa

mã hs ghế sofa

Ghế sofa hiện là mặt hàng được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam. Bởi sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt lại đa dạng về chủng loại. Vậy thủ tục nhập khẩu ghế sofa về Việt Nam được thực hiện như thế nào? Quy định mã hs ghế sofa là gì? Bài viết dưới đây của  Luật Rong Ba sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Căn cứ pháp lý mã hs ghế sofa

Nghị định số 187/2013/NĐ-CP: Nghị định này giúp doanh nghiệp nắm được mặt hàng ghế sofa có nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu hay không. Mặt hàng ghế sofa không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này

Quyết định số 50/2006/QĐ-TTghướng dẫn chi tiết về một số mặt hàng nhập khẩu cần kiểm tra chất lượng nhà nước. Mặt hàng ghế sofa nhập khẩu không có trong danh sách hàng hóa cần kiểm tra chất lượng. Do đó doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục này khi nhập khẩu ghế sofa.

Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu cần phải được kiểm dịch thực vật. Ghế sofa nhập khẩu nếu được làm từ chất liệu gỗ và các vật liệu có nguồn gốc thực vật cần phải được kiểm dịch thực vật.

Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ban hành danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch thực vật và phân tích nguy cơ gây hại. Ghế sofa nhập khẩu nếu là sản phẩm của cây (gỗ) phải kiểm dịch thực vật.

Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tổng quang về ghế sofa

Ghế Sofa là gì?

Sofa, hay còn có các tên gọi và cách viết khác như sopha, salon,… là một loại ghế ngồi bọc nệm được sử dụng phổ biến trong nội thất hiện đại. Không có một khái niệm chuẩn xác sofa là gì? Tuy nhiên dưới đây là một số khái niệm được chấp thuận rộng rãi nhất.

Sofa là một loại ghế ngồi có phần khung xương thường được làm bằng gỗ tự nhiên (hoặc sắt, inox, gỗ ghép thanh…) được tạo sự êm ái bởi các lớp nệm mút và hệ thống lò xo, có vỏ áo thường được bọc bằng da, vải, nỉ, nhung…với màu sắc và kiểu dáng đa dạng.

Sofa là một món đồ nội thất thường được sử dụng làm ghế ngồi tiếp khách cũng như phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn. Như làm bàn ghế chính cho phòng khách, ghế ngồi phòng ngủ, ghế đọc sách, thư giãn, bàn ghế văn phòng, ghế ngồi quán cà phê, nhà hàng…và nhiều mục đích sử dụng đa dạng khác.

Ghế sofa là một loại ghế ngồi có nệm mút êm ái, thường có tựa lưng, 2 tay vịn, dành cho 1, 2 hay nhiều người ngồi… Khác với ghế trường kỷ hay bàn ghế gỗ truyền thống thì ghế sofa thường được bọc nệm mút êm ái và sử dụng các chất liệu da nỉ để làm vỏ áo.

Sofa là món đồ nội thất thường được sử dụng để ngồi tiếp khách. Ngoài ra còn có thể nằm, thư giãn, giải trí, xem tivi, chơi game, lướt web… Thậm chí chúng còn có thể làm chức năng như của một chiếc giường (sofa giường), hỗ trợ quan hệ tình dục (sofa tình yêu), có ổ cắm sạc điện thoại, có gắn loa…

Cấu tạo ghế sofa

Tùy vào mỗi bộ ghế sofa mà có cấu tạo và được sử dụng các chất liệu khác nhau. Về cơ bản một bộ ghế sofa có cấu tạo gồm:

Phần khung xương: đây là bộ phận chịu lực chính, quyết định đến tính chắc chắn, độ bền, form dáng và sự ổn định của sofa. Khung xương sofa thường được làm bằng gỗ tự nhiên như Sồi, tần bì, keo, gỗ thông, cao su… Một số bộ sofa có khung xương được làm từ gỗ công nghiệp, gỗ ghép thanh, inox, sắt…nhưng ít hơn.

Hệ thống lò xo, dây đai thun co giãn…giúp tạo sự đàn hồi cho ghế sofa, tản lực tác động dàn đều lên khung xương.

Hệ thống nệm mút: là bộ phận quyết định sự đàn hồi, êm ái thoải mái, form dáng của ghế… Tùy từng mẫu ghế sofa cụ thể mà sử dụng loại nệm mút khác nhau (nệm cao su thiên nhiên, cao su nhân tạo, mút dò, PE, bông ép, foam,…) và thường một bộ ghế sẽ sử dụng nhiều lớp nệm mút kết hợp.

Lớp vỏ áo bên ngoài: thường là da thật, da công nghiệp, nỉ, vải, nhung,…

Các phụ kiện và chi tiết khác như: chân đế, bản lề, khóa dây, hộc gỗ,…

Quy trình sản xuất ghế sofa

Ở phần trên quý vị đã được xem hình ảnh cũng như thông tin chi tiết về cấu tạo và các thành phần một bộ ghế sofa cơ bản. Quy trình sản xuất ghế sofa sẽ đi từ thiết kế, làm khung xương, lắp hệ thống lò xo và dây đai thun, dán bọc nệm mút, cắt may vỏ áo (da, nỉ, vải) và cuối cùng là phần bọc hoàn thiện.

Cụ thể gồm 9 bước như dưới đây:

– Bước 1: thiết kế ghế sofa. Đây là bước đầu tiên và quan trọng của quy trình sản xuất ghế sofa. Từ đơn hàng thợ thiết kế dùng các phần mềm chuyên dụng để vẽ bản vẽ thiết kế, bóc tách chi tiết, mô tả…làm cơ sở cho các bước thực hiện tiếp theo. Nhiều đơn vị sản xuất nhỏ có khi bỏ qua bước này, thợ làm theo kinh nghiệm hoặc chỉ vẽ tay ra giấy. Với các xưởng sản xuất sofa lớn thì bản vẽ rất quan trọng, làm cơ sở ứng dụng máy móc tự động cũng như mô tả công việc cho các bộ phận phía sau.

– Bước 2: lựa chọn vật liệu. Bước này làm rõ việc đơn hàng cần loại khung xương gì, nệm mút cần những loại nào, da-vải-nỉ nào, phụ kiện nào…số lượng bao nhiêu. Từ đó nhập bổ sung và cấp phát cho các bộ phận thực hiện.

– Bước 3: Đóng khung xương ghế. Khung sofa hiện chủ yếu làm từ gỗ keo, thông, sồi, tần bì, gỗ ghép thanh, polywood… Thợ đóng khung cưa cắt các chi tiết cần thiết, ghép nối bằng súng bắn đinh hay các loại ốc vít, keo dán gỗ…

– Bước 4: lắt đặt hệ thống lò xo, dây đai thun tạo sự đàn hồi cho ghế, dàn đều lực tác động ra khắp khung xương giúp sản phẩm bền chắc hơn.

– Bước 5: cắt dán hệ thống nệm mút. Một bộ ghế sofa thường sử dụng rất nhiều loại nệm mút kết hợp, ít thì 3 loại, nhiều bộ sofa dùng đến 5-6 loại nệm mút khác nhau. Ngoài các lớp nệm chính còn có nệm lót, nệm phủ…với độ dày mỏng đa dạng. Căn cứ vào bản vẽ và bóc tách vật liệu, người thợ sẽ thực hiện việc cắt dán các lớp nệm mút theo đúng quy trình đã được duyệt, gọt tỉa để bề mặt nệm ghế thành form dáng chuẩn.

– Bước 6: Cắt may vỏ áo. Thực tế nếu có thiết kế và quy trình sản xuất sofa chuẩn thì thợ cắt may có thể căn cứ vào bản vẽ để thực hiện ngay việc cắt-may từ sau bước 2 mà không cần đợi đến bước 5. Tuy nhiên nhiều xưởng sofa nhỏ lẻ thì vẫn phải đợi khi bọc dán xong nệm mút mới đo cắt vỏ áo.

– Bước 7: Bọc vỏ áo sofa. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định tính thẩm mỹ sản phẩm, nó cũng là công đoạn thường được thực hiện bằng tay (thủ công) là chính. Người thợ lành nghề sẽ co kéo với lực vừa đủ, căn chỉnh các chi tiết và đường nét, ghim lớp vỏ áo vào khung xương bằng đinh ghim chuyên dụng…tạo sự chắc chắn, bền, đẹp, êm ái cho sản phẩm.

– Bước 8: Lắp đặt các chi tiết phụ kiện. Ở bước 8 của quy trình sản xuất ghế sofa sẽ làm những công việc chính như: ráp các bộ phận, lắp chân ghế, hộc, ốp, bản lề, phụ kiện…

– Bước 9: Kiểm tra, đóng gói, bàn giao. Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ghế sofa. Bộ phận phụ trách kiểm tra tổng thể, so sánh đối chiếu đơn hàng với thiết kế và sản phẩm hoàn thiện. Nếu đạt yêu cầu cả về chất lượng và thẩm mỹ thì sẽ được đóng gói – bàn giao. Nếu chưa đạt sẽ chỉ rõ cụ thể vấn đề nào cần phải chỉnh sửa để tiếp tục hoàn thiện.

mã hs ghế sofa
mã hs ghế sofa

Mã hs ghế sofa phục vụ xuất nhập khẩu hiện nay

Hàng hóa khi nhập khẩu đều cần xác định mã HS để biết được loại thuế phải chịu và mức thuế phải nộp là bao nhiêu. Và với ghế Sofa cũng vậy.

Để xác định được mã HS của ghế sofa, doanh nghiệp cần căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo, nguyên liệu của sản phẩm. Cụ thể, doanh nghiệp có thể dựa vào catalogue, tài liệu kỹ thuật,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.

Với mặt hàng ghế sofa, mã HS của mặt hàng này thuộc Chương 94: Đồ nội thất; Bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; Đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; Nhà lắp ghép.

Cụ thể mã HS mà doanh nghiệp có thể tham khảo với mặt hàng ghế sofa:

Mã HS 9401: Ghế ngồi (trừ các loại thuộc nhóm 94.02), có hoặc không chuyển được thành giường và bộ phận của chúng.

Mã HS 94017100: Đã nhồi đệm

Đây là mã HS tham khảo đối với các loại ghế sofa có khung làm bằng kim loại. Với loại ghế có khung làm bằng gỗ hoặc các vật liệu khác sẽ có mã HS khác. Do đó, tùy vào hàng hóa thực tế nhập khẩu mà doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS để áp vào hàng hóa đó.

Thủ tục nhập khẩu ghế sofa gồm những gì?

Đối với mặt hàng ghế sofa có khung ghế làm bằng kim loại, thủ tục nhập khẩu không quá phức tạp. Bởi loại ghế này không có yêu cầu, chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu ghế sofa tương tự như hàng hóa thông thường.

Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu, mở tờ khai, nộp tờ khai, đợi kết quả phân luồng và thực hiện các bước thông quan theo quy định.

Đối với hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu, doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ, chứng từ theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 (Sửa đổi bổ sung Điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư có thể nêu ra một số giấy tờ cơ bản cần có trong bộ hồ sơ hải quan gồm:

Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu

Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

Bill of lading (Vận đơn)

Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O): Nộp trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)

Các chứng từ khác (nếu có)

Quy định về thuế khi nhập khẩu ghế sofa

Chính sách về thuế là một trong những nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi nhập khẩu hàng hóa. Bởi mỗi loại hàng lại có quy định về thuế khác nhau.

Đối với ghế sofa, khi nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam, doanh nghiệp cần nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể mức thuế được áp dụng với hàng hóa có mã HS như phần trên chúng tôi gợi ý là:

Thuế VAT của ghế sofa là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của ghế sofa hiện hành là 25%.

* Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ghế sofa từ các quốc gia có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì doanh nghiệp có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu ra trong Hiệp định.

* Lưu ý: Từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã quyết định giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cho một số mặt hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm Nghị định để biết thêm chi tiết.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến mã hs ghế sofa. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về mã hs ghế sofa. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin