Thủ tục nhập khẩu thiết bị làm mát như: quạt điều hòa, thủ tục nhập khẩu máy làm mát không khí – quạt điều hòa hay máy làm mát không khí là thiết bị làm mát dựa trên nguyên lí bốc hơi nước tự nhiên, có thể tỏa hơi nước làm giảm nhiệt độ trong phòng, lọc sạch không khí bằng ion âm mang đến nguồn gió mát tự nhiên. Tại việt nam, trong những năm gần đây, quạt điều hòa nhập khẩu luôn là mặt hàng tấp nập kẻ bán, người mua vì các công dụng tuyệt vời của nó. Hôm nay, các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu thiết bị làm mát và mã hs của thiết bị làm mát nhé!
Mã HS Code là gì?
HS Code được viết tắt từ từ Harmonized System Codes
Dịch nôm na ra Tiếng Việt là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (mà khi đi học lý thuyết chúng ta đã có thể nghe).
Mục tiêu khi sử dụng mã HS Code đó là nhằm phân loại các loại hàng hóa thành một hệ thống chuẩn, với danh sách mã số cho các loại hàng hóa được áp dụng ở tất cả các quốc gia. Việc này tạo điều kiện cho việc thống nhất “ngôn ngữ hàng hóa chung”, giúp đơn giản hóa công việc cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hiệp ước, hiệp định thương mại quốc tế.
Dựa vào mã HS Code, các cơ quan hải quan sẽ tiến hành áp các thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa. Ngoài ra, Nhà nước cũng dựa vào HS Code để thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập thực tế qua các nhóm hàng, loại hàng chi tiết.
Từ bản chất nói trên, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn HS Code là gì.
HS Code hay mã HS là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.
Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới quy ước mã hàng hóa là dãy có 10 hoặc 12 số (tùy theo quy định của mỗi quốc gia).
Cấu tạo của mã HS Code dùng để áp thuế xuất nhập khẩu
Hiện nay mã HS được tổ chức thành 21 phần, các phần chia thành 99 chương. Các chương lại được chia nhỏ thành 1.244 tiêu đề và 5224 phân nhóm.
– Phần: Có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải riêng.
– Chương: Gồm có 97 chương.
– Nhóm: Bao gồm 2 ký tự và phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung.
– Phân nhóm: Được chia ra nhóm chung hơn từ phần nhóm, gồm có 2 ký tự.
– Phân nhóm phụ:Gồm có 2 ký tự. Phân nhóm này sẽ do mỗi quốc gia quy định.
Mục và chương là phần mô tả các danh mục hàng hóa chung, còn các tiêu đề và phân nhóm lại mô tả các sản phẩm chi tiết hơn. Nhưng nhìn chung các phần và chương đều được sắp xếp theo mức độ phức tạp về công nghệ hoặc theo mức độ sản xuất của sản phẩm. Ví dụ như, động vật và rau sống được mô tả trong phần đầu của HS, còn các hàng hóa phát triển hơn như dụng cụ, máy móc sẽ được mô tả trong các phần sau. Các chương trong các phần riêng lẻ cũng được tổ chức theo thứ phức tạp hoặc mức độ sản xuất.
Mã HS sẽ bao gồm 6 chữ số. Hai chữ số đầu tiên là chỉ định chương HS. Hai số tiếp theo chỉ định tiêu đề HS. Hai số tiếp theo là chỉ định phân nhóm HS. Ví dụ, mã HS là 1006.30. Dựa vào mã này, ta có thể hiểu được nó ở chương 10 (ngũ cốc), ở nhóm 06 (gạo) và phân nhóm là 30 (gạo xay không hết hoặc xay nhuyễn, có thể được đánh bóng, tráng men hoặc không). Ngoài các mã HS và các mô tả về hàng hóa, mỗi phần và chương của HS đều được mở đầu bằng các Ghi chú pháp lý, và được thiết kế để làm rõ việc phân loại hàng hóa phù hợp.
Để đảo bảo sự hài hòa, các bên sẽ ký kết Công ước về Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa. Các bên được phép chia nhỏ HS vượt qua 6 chữ số và thêm ghi chú pháp lý của riêng mình theo yêu cầu thống kê và thuế quan riêng. Và các bên thường đặt thuế hải quan ở mức 8 chữ số. Hậu tố thống kê thường được thêm vào mã thuế quan 8 chữ số để tổng bằng 10 chữ số.
Ở HS, chương 77 được dành cho các bên sử dụng quốc tế. Chương 98 và 99 được sử dụng cho từng quốc gia cụ thể. Còn chương 98 bao gồm các điều khoản phân loại đặc biệt, chương 99 là phần sửa đổi tạm thời theo chỉ thị hoặc theo luật pháp của quốc gia.
Kể từ khi thành lập đến nay HS đã trải qua nhiều lần sửa đổi để loại bỏ đi các tiêu đề cũng như các tiêu đề phụ mô tả các mặt hàng không còn được giao dịch nữa, hoặc để tạo ra các tiêu đề và các tiêu đề phụ mới. Phiên bản hiện tại của HS có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
Phân biệt quạt phun sương (quạt điện thường) và quạt điều hòa
Trên thực tế, rất nhiều người tiêu dùng, thậm chí các nhà nhập khẩu nhầm lần giữa 2 loại quạt này. Bạn cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Quạt diều hòa và quạt phun sương là hai loại mặt hàng hoàn toàn khác nhau:
Cơ chế làm mát của quạt phun sương: kim phun sương nhỏ phun nước ở dạng sương và bị quạt gió mang theo vào không khí. Các hạt sương này trao đổi nhiệt với không khí nóng, bay hơi làm giảm nhiệt độ phòng.
Cơ chế làm mát của máy làm mát: không phun nước ở dạng dạng sương li ti. Máy làm mát không khí bằng phương pháp thổi (hoặc hút) không khí qua nước, làm nước bốc hơi và hơi nước lấy đi nhiệt năng của không khí, làm hạ nhiệt độ không khí; không sử dụng máy nén.
Nhà nhập khẩu cần dựa vào các tiêu chí để phân biệt rõ mặt hàng mình đang nhập khẩu là gì để xác định chính xác mã HS của sản phẩm
Mã HS của thiết bị làm mát, Thuế nhập khẩu của thiết bị làm mát
Ngoài việc phân biệt quạt điều hòa với quạt phun sương thì khi làm thủ tục nhập khẩu cần chú ý đến một tiêu chí, đó là trọng lượng của máy. Vì theo hướng dẫn tại Công văn số 10442/TCHQ-TXNK ngày 4/11/2016 của Tổng cục hải quan, quạt điều hòa được loại vào 2 nhóm thuộc 2 chương khác nhau trong biểu thuế tùy theo trọng lượng của máy.
Với loại máy trên 20 kg: nhóm 84.79
Với loại máy dưới 20 kg: nhóm 85.09
Mã HS 84796000 (phải kiểm tra chất lượng)
Mô tả hàng hóa: máy làm mát không khí bằng bay hơi
Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
VAT: 10%
Thuế ACFTA: 0%
Mã HS: 8509 ( không phải kiểm tra chất lượng, nhưng có thể phải kiểm hàng hóa. Hải quan có thể sẽ sử dụng đến cân đồng hồ để kiểm tra lại xem doanh nghiệp có khai chính xác không)
Mô tả hàng hóa: thiết bị cơ điện gia dụng có động cơ điện gắn liền, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08
Mã HS: 85098090
Mô tả hàng hóa: loại khác
Thuế nhập khẩu thông thường: 37.5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25% nếu không có CO
Nếu có C/O form E: 10%
C/O form D: 0%
VAT:10%
Thuế ACFTA:5%
Chính sách nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu quạt điều hòa
Khi nhập khẩu cần giấy phép gì?
Theo quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ : về việc công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lí của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thì mặt hàng quạt điện khi nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra chất lượng (áp dụng với mã HS 84.79 không áp dụng với mã HS 8509)
Cụ thể, mục 5.5 khoản (c) trong phần Phụ lục có liệt kê:
Quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự . Có điện áp danh định không vượt quá 250V đối với quạt điện một pha và 480V đối với quạt điện khác. Động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W. Bao gồm: c) Quạt điện làm mát không khí bằng bay hơi nước (thiết bị làm mát không khí bằng bay hơi nước)
Như vậy, máy làm mát sử dụng trong gia đình có công suất máy làm mát không quá 125W mới phải kiểm tra chất lượng. Nhưng sau khi thông quan, chứ không cần trước khi thông quan. Nếu có công suất trên 125W, thì không phải kiểm tra.
Nhãn mác quạt điều hòa
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu : tên hàng hóa, tên và địa chỉ nhà sản xuất, xuất xứ hàng hóa, model, mã hàng hóa (nếu có)
Kiểm tra chất lượng quạt điều hòa
Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng quạt điều hòa bao gồm
Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng (đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
Hợp đồng thương mại (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
Invoive, packing list (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
C/O (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
Tài liệu kĩ thuật (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
Nơi nộp hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng: Chi cục tiêu chuẩn đo lượng chất lượng ở các tỉnh. Nộp hồ sơ online trên trang dichvucong4.haiphong.gov.vn nếu hàng về cảng Hải Phòng và mở tờ khai tại chi cục Hải quan Hải Phòng. Nếu tại Hồ Chí Minh thì nộp bản cứng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM. Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu, một bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Trước ngày tàu cập cảng 2 ngày tiến hành đăng kí Kiểm tra chất lượng. Khi tiếp nhận họ sẽ đóng dấu lên tờ giấy đăng kí, cầm tờ này + bộ chứng từ làm thủ tục hải quan thông thường xuống Hải quan nơi đăng kí mở tờ khai để nộp vào thông quan lô hàng kéo về kho.
Khi kéo hàng về kho đúng quy trình, bên kiểm tra chất lượng sẽ xuống kiểm mẫu, nếu mẫu đúng và đạt chất lượng họ sẽ cấp chứng thư đạt chất lượng, mang cái này xuống bổ sung vào cho Hải quan
Hồ sơ: đầy đủ các giấy tờ như trên.
Cơ sở kiểm tra chất lượng: Quatest 3, Vinacontrol, …
Thủ tục hải quan nhập khẩu quạt điều hòa
Bộ hồ sơ thông quan lô hàng quạt điều hòa nhập khẩu gồm có
Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
Tờ khai hải quan
Bill of lading – Vận đơn
Certificate of origin – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)
Tờ đăng kí kiểm tra chất lượng đã đóng mộc
Tài liệu kĩ thuật
Công văn mang hàng về bảo quản
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến mã hs của thiết bị làm mát. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về mã hs của thiết bị làm mát. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.