Luật thừa phát lại

luật thừa phát lại

Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự được pháp luật quy định. 

Vậy luật thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về luật thừa phát lại của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm Thừa phát lại là gì

“Thừa phát lại” là một thuật ngữ có nguồn gốc Hán – Việt và có tính lịch sử. Trước năm 1975, nó được tồn tại ở miền Nam của Việt Nam, dùng để chỉ một người công lại (là một người không phải nhân viên của nhà nước nhưng lại mang trong mình quyền lực của nhà nước vì người này được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm).

Trong vốn từ ngữ Việt Nam hiện nay, cũng có người đề xuất các tên gọi khác như: thừa hành viên, mõ tòa. Nhưng xét về mặt tổng thể chung, thừa phát lại không chỉ là một thừa hành viên, cũng không phải là một mõ tòa.

Những Qui định pháp luật thừa phát lại về hoạt động Thừa phát lại

Công việc chính của thừa phát lại chính là tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng theo như yêu cầu, xác minh các điều kiện thi hành án và trực tiếp thực hiện thi hành bản án dân sự theo yêu cầu. Khi thực hiện các công việc này, thừa phát lại phải tuân thủ một số qui định sau:

Những qui định về Văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của những người làm Thừa phát lại. Vì vậy, nội dung tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải có cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng đứng liền sau.

Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải có chứng chỉ hành nghề Thừa phát lại và là người đại diện hợp pháp của văn phòng Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại phải có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động dựa trên nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được nêu cụ thể trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại với người yêu cầu (là một dạng hợp đồng dịch vụ).

Cơ quan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp và tất cả cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của Thừa phát lại đúng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối hay làm trái pháp luật các yêu cầu của Thừa phát lại sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có).

luật thừa phát lại
luật thừa phát lại

Chi tiết Thủ tục công việc của Thừa phát lại

Thực hiện Tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và tòa án

Tống đạt chính là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án hay của Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện công việc tống đạt, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận Thừa phát lại phải trực tiếp thực hiện việc tống đạt.

Thủ tục thực hiện việc thông báo thi hành án dân sự phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Trong khi, thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án lại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng.

Văn phòng Thừa phát chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt khi thông tin thiếu chính xác, không đúng với các thủ tục, đúng thời hạn qui định; phải bồi thường theo quy định nếu gây thiệt hại.

Lập các vi bằng

Vi bằng là các văn bản do Thừa phát lại lập ra, dùng để ghi nhận sự kiện, các hành vi được dùng làm chứng cứ trong quá trình xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thừa phát lại có quyền lập ra vi bằng đối với các sự kiện, các hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, tính riêng tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật nghiêm cấm.

Việc lập ra vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập ra vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về các vi bằng do chính mình thực hiện.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, các hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp tham gia chứng kiến; việc ghi nhận một cách khách quan, trung thực.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời những người làm chứng tham gia chứng kiến việc lập vi bằng.

Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản được giao cho người yêu cầu; 01 bản gửi đến Sở Tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập; 01 bản để lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo như quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ văn bản công chứng. Kèm theo vi bằng có thể có thêm hình ảnh, file thông tin và các tài liệu chứng minh khác có liên quan.

Vi bằng có giá trị như chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ án liên quan, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo như quy định của pháp luật.  

Các cá nhân, tổ chức muốn lập ra vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại, gồm các vấn đề chính như : Nội dung cần phải lập vi bằng; Chi phí lập ra vi bằng. .. Việc thỏa thuận lập vi bằng cũng phải được lập thành văn bản.

Xác minh những điều kiện thi hành án dân sự

Thừa phát lại có quyền xác minh những điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án nằm trong thẩm quyền của các cơ quan thi hành án dân sự.

Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn khi đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án tại đó.

Về trình tự thủ tục, việc xác minh những điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc xác minh trực tiếp thông qua việc lập biên bản.

Các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin đã cung cấp.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại cũng có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc các chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.

Các quy định khác về thủ tục xác minh những điều kiện thi hành án sẽ thực hiện theo như quy định của pháp luật về thi hành án.  

Người được thi hành án có quyền sử dụng kết quả xác minh những điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để thực hiện yêu cầu thi hành án.

Cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc dựa trên kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.

Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không được khách quan, không chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không dùng kết quả này nhưng phải trả lời bằng văn bản kèm theo lý do.

Người được thi hành án, người buộc phải thi hành án, người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh những điều kiện thi hành án.

Văn bản thỏa thuận phải chứa các nội dung chủ yếu sau: Nội dung cần được xác minh, trong đó nêu rõ yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác; Thời gian tiến hành việc xác minh; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh…

Trực tiếp thi hành các bản án hay quyết định theo yêu cầu của đương sự

Thừa phát lại được phép trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, hay quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thừa phát lại vẫn có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện – là nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, đang cư trú hay có các điều kiện khác tại đó.

Người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu cho một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án trong một thời điểm cụ thể.

Điều này có nghĩa là nếu người yêu cầu đã nhờ Văn phòng thừa phát lại trực tiếp thi hành án thì không còn quyền gửi yêu cầu đến cơ quan thi hành án (của Nhà nước) thực hiện nữa.

Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh những điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang được Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Thời hạn yêu cầu thi hành án theo như quy định của Luật thi hành án dân sự.

Trưởng văn phòng Thừa phát lại đưa ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 

Quyết định thi hành án phải được gửi đến Cơ quan thi hành án dân sự tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thực thi.

Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp để bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Lúc này, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như một Chấp hành viên.

Sau thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành theo như quy định tại Luật thi hành án dân sự. 

Người yêu cầu thi hành án và văn phòng Thừa phát lại phải thỏa thuận thi hành án bằng hợp đồng gồm có các nội dung chủ yếu như:  Ngày tháng năm yêu cầu thi hành án; Các điều khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định; Chi phí và phương thức thanh toán …

Văn bản quy phạm pháp luật thừa phát lại

Thông tư số 12/2014/TT-BTP ngày 26/4/2014 của Bộ Tư pháp quy định về mẫu; nguyên tắc sử dụng trang phục; nguyên tắc cấp phát, sử dụng thẻ Thừa phát lại.

Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/02/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội. 

Văn bản hợp nhất số 7821/VBHN-BTP ngày 25/11/2013 của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của chính phủ.

Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về luật thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về luật thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775