Lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp

lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp

Năm 2020 nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh, việc nhiều doanh nghiệp buộc phải cho người lao động nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi.

Vậy cơ chế nào để đảm bảo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn. Bảo hiểm thất nghiệp được ví như phao cứu sinh của rất nhiều người lao động lúc này.

Vậy thủ tục lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp như thể nào? Với mục đích hỗ trợ người lao động trong giai đoạn thất nghiệp khó khăn, Rong Ba xin hướng dẫn  lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp để giúp người lao động thực hiện các giai đoạn thủ tục dễ dàng nhất. 

Điều kiện lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Đã đóng BHTN từ đủ:

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn;

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 -12 tháng.

Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

I. Hồ sơ thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: 

lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp
lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định 

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL)  thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ).

Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). 

Thủ tục lĩnh bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội

Hà Nội quy định việc thủ tục làm bttn và tiếp nhận hồ sơ của NLĐ hưởng BHTN tại 8 địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp là:

1. Phòng BHTN, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (285 phố Trung Kính), tiếp nhận hồ sơ NLĐ các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Từ Liêm;

2. Phòng Đào tạo nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (E6b – Ngõ 33 – phố Tạ Quang Bửu), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai;

3. Phòng BHTN – Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội (144 Trần Phú- Q.Hà Đông), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ;

4. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây (số 5 phố Phó Đức Chính, TX Sơn Tây), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất;

5. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức (thị trấn Trạm Trôi, H.Hoài Đức), tiếp nhận hồ sơ NLĐ: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai;

6. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì (số 365 đường Ngọc Hồi, Văn Điển), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên;

7. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Long Biên (1 phố Vạn Hạnh, khu đô thị mới Việt Hưng), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của Long Biên, Gia Lâm;

8. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sóc Sơn (thị trấn Sóc Sơn), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh.

Trong vòng 7 ngày, kể từ khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ cần thực hiện việc đăng ký thất nghiệp tại các địa điểm trên (vào tất cả các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần) để được giới thiệu việc làm và hưởng BHTN theo quy định.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775