Hộ chiếu là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh.
Theo đó, vấn đề thời gian, chi phí làm hộ chiếu luôn được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Sau đây là các quy định mới nhất để giải đáp về vấn đề này.
Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số thông tin về làm hộ chiếu có lâu không, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Các loại hộ chiếu (passport).
Hộ chiếu (passport) tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần phải có những passport khác nhau , Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính :
Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu phổ biến nhất thường dùng để du lịch
Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho người làm công vụ nước ngoài
Hộ chiếu ngoại giao chỉ dành cho quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước
Hộ chiếu phổ thông
Hộ chiếu phổ thông, tên gọi tiếng Anh là Popular Passport, là loại hộ chiếu phổ biến nhất dùng cho việc đi du lịch hoặc học tập, công tác tại nước ngoài được cấp cho công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá, để có được hộ chiếu này bạn chỉ cần có CMND và sổ hộ khẩu hoặc KT3.
Hộ chiếu phổ thông có thời hạn 10 năm trở lên đối với công dân từ 14 tuổi kể từ ngày cấp. Đối với công dân từ 9-14 tuổi, thời hạn chỉ có 5 năm. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi, không được cấp riêng mà phải ghép chung với cha hoặc mẹ.
Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ có màu xanh lá đậm hơn so với hộ chiếu phổ thông, chỉ được cấp cho những trường hợp đặc biệt ra nước ngoài làm công vụ cho chính phủ như cán bộ, công chức làm việc ở quan nhà nước, sĩ quan, quân nhân làm trong quân đội, công an ra nước ngoài làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ. Tên tiếng Anh gọi là Official Passport với thời hạn khoảng 5 năm.
Với Official Passport bạn không cần phải xin visa ở nước muốn đến và được ưu tiên đi qua cổng nhập cảnh nhưng vẫn phải chấp hành đúng quy định tại nước sở tại.
Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ là loại chứng minh thư chỉ dùng cho quan chức cấp cao. Tên tiếng Anh là Diplomatic Passport.
Được sử dụng để làm những nhiệm vụ được giao từ chính phủ tối cao, những người được cấp loại hộ chiếu này thường là bộ trưởng, thứ trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An, Bộ Tư Pháp.
Thời hạn hộ chiếu là 5 năm, cũng như hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cho phép bạn được quyền ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của quốc gia mà bạn đặt chân đến và được miễn visa nhập cảnh.
Thủ tục, giấy tờ làm hộ chiếu Passport phổ thông
Hộ chiếu phổ thông là loại giấy tờ được Chính Phủ Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam không phân biệt độ tuổi để sử dụng vào mục đích chính là hoạt động xuất nhập cảnh của công dân, ngoài ra hộ chiếu còn có tác dụng như một loại giấy tờ tuỳ thân để sử dụng trong các giao dịch và thủ tục khác theo quy định.
Hộ chiếu phổ thông có thời hạn 10 năm đối với người đã được cấp Thẻ căn cước công dân và 5 năm đối với trẻ em dưới 14 tuổi
làm hộ chiếu có lâu không
Hồ sơ làm hộ chiếu passport phổ thông lần đầu và từ lần thứ hai trở đi.
– Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu TK01 (Tùy từng trường hợp mà phải khai trên giấy hoặc Đề nghị khai hộ chiếu trực tuyến)
– 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.
– Bản gốc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (xuất trình để đối chiếu làm hộ chiếu);
Trường hợp cấp hộ chiếu từ lần thứ 2 (do hộ chiếu hết hạn, mất, thất lạc, hư hỏng hoặc do thông tin cá nhân, nhân thân thay đổi) thì cần bổ sung thêm 1 số tài liệu sau đây:
– Hộ chiếu phổ thông cũ cấp lần gần nhất;
– Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.
Nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông
– Người sử dụng Thẻ căn cước công dân làm hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc bất kỳ Phòng quản lý xuất nhập cảnh nào tại 63 tỉnh trên toàn quốc —-> Danh sách phỏng quản lý xuất nhập cảnh 63 tỉnh.
Lưu ý:
– Nộp hộ chiếu từ lần 2 thì ngoài nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc bất kỳ Phòng quản lý xuất nhập cảnh nào tại 63 tỉnh trên toàn quốc thì người xin cấp hộ chiếu còn Nộp hồ sơ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tại Hà Nội và TP HCM —-> Thông tin chi tiết về Cục xuất nhập cảnh tại Hà Nội và Cục xuất nhập cảnh tại TP HCM
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Thời gian cấp hộ chiếu không quá 08 ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố và không quá 5 ngày làm việc tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Người xin cấp hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận hộ chiếu qua đường chuyển phát nhanh/bưu điện theo yêu cầu
– Trường hợp người Việt Nam đang ở nước ngoài thì làm thủ tục xin cấp hộ chiếu tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Làm hộ chiếu có lâu không
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thời gian làm hộ chiếu phổ thông như sau:
|
Nơi cấp hộ chiếu |
Thời hạn cấp hộ chiếu |
Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước |
||
Cấp lần đầu |
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nếu có Căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. |
08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. |
Cấp lần thứ hai trở đi |
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. |
05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. |
Cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp: – Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh; – Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết; – Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; – Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
|
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. – Nếu có Căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. – Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. |
03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. |
Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài |
||
Cấp lần đầu |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. |
05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Nếu cần thêm căn cứ cấp hộ chiếu có thể kéo dài đến 20 ngày. |
Cấp lần thứ hai |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. |
03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Nếu cần thêm căn cứ cấp hộ chiếu có thể kéo dài đến 20 ngày. |
Phí làm hộ chiếu hết bao nhiêu tiền?
Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) được quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC như sau:
Nội dung |
Mức thu (Đồng/lần cấp) |
Cấp mới hộ chiếu |
200.000 |
Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất |
400.000 |
Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự |
100.000 |
Các trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu:
+ Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;
+ Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu;
+ Những trường hợp vì lý do nhân đạo.
(theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 25)
– Người đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu thì được hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu (căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 25).
Cụ thể, lệ phí cấp hộ chiếu sẽ được giảm như sau:
– Cấp mới: 160.000 đồng/lần cấp.
– Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất: 320.000 đồng/lần cấp.
– Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 80.000 đồng/lần cấp.
Hộ chiếu có thời hạn bao nhiêu năm
Theo Điều 7 Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:
– Đối với hộ chiếu phổ thông:
+ Hộ chiếu cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
– Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ: Có thời hạn từ 01 – 05 năm; có thể được gia hạn 01 lần không quá 03 năm.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC LÀM HỘ CHIẾU CHIẾU TẠI 63 TỈNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRÊN TOÀN QUỐC
1 | An Giang | 33 | Kon Tum |
2 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 34 | Lai Châu |
3 | Bắc Giang | 35 | Lâm Đồng |
4 | Bắc Kạn | 36 | Lạng Sơn |
5 | Bạc Liêu | 37 | Lào Cai |
6 | Bắc Ninh | 38 | Long An |
7 | Bến Tre | 39 | Nam Định |
8 | Bình Định | 40 | Nghệ An |
9 | Bình Dương | 41 | Ninh Bình |
10 | Bình Phước | 42 | Ninh Thuận |
11 | Bình Thuận | 43 | Phú Thọ |
12 | Cà Mau | 44 | Phú Yên |
13 | Cần Thơ | 45 | Quảng Bình |
14 | Cao Bằng | 46 | Quảng Nam |
15 | Đà Nẵng | 47 | Quảng Ngãi |
16 | Đắk Lắk | 48 | Quảng Ninh |
17 | Đắk Nông | 49 | Quảng Trị |
18 | Điện Biên | 50 | Sóc Trăng |
19 | Đồng Nai | 51 | Sơn La |
20 | Đồng Tháp | 52 | Tây Ninh |
21 | Gia Lai | 53 | Thái Bình |
22 | Hà Giang | 54 | Thái Nguyên |
23 | Hà Nam | 55 | Thanh Hóa |
24 | Hà Nội | 56 | Thừa Thiên Huế |
25 | Hà Tĩnh | 57 | Tiền Giang |
26 | Hải Dương | 58 | TP Hồ Chí Minh |
27 | Hải Phòng | 59 | Trà Vinh |
28 | Hậu Giang | 60 | Tuyên Quang |
29 | Hòa Bình | 61 | Vĩnh Long |
30 | Hưng Yên | 62 | Vĩnh Phúc |
31 | Khánh Hòa | 63 | Yên Bái |
32 | Kiên Giang |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung làm hộ chiếu có lâu không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan đến giấy tờ pháp lý cá nhân, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí.
Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.