Hiện nay việc xin cấp hộ chiếu (passport) lần đầu khá đơn giản, người dân xin cấp hộ chiếu có thể thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có thẻ Căn cước công dân thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
Tuy nhiên, có một số trường hợp thắc mắc của người dân cần được giải đáp như: làm mất căn cước công dân có làm hộ chiếu được không? Mất chứng minh nhân dân có làm được hộ chiếu không? Không có chứng minh thư có làm được hộ chiếu không? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về không có chứng minh thư có làm được hộ chiếu, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu dịch sang tiếng anh là passport. Là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm .quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.
Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước. Hộ chiếu là Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.
Theo cách hiểu đơn giản thì hộ chiếu là chứng minh thư quốc tế để ra .nước ngoài và trở về Việt Nam.
Với các nước miễn visa cho người có hộ chiếu Việt Nam thì không cần xin visa. Còn các nước phát triển như Mỹ, Úc, EU, Schengen, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì bắt buộc phải xin visa thị thực.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 định nghĩa về hộ chiếu; có thể hiểu như sau:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.”
Có những loại hộ chiếu nào?
Hộ chiếu (passport) tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần phải có những loại passport khác nhau , Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính :
- Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu phổ biến nhất thường dùng để đi du lịch
- Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho những người làm công vụ tại nước ngoài
- Hộ chiếu ngoại giao chỉ dành cho quan chức thuộc cấp cao trong bộ máy nhà nước
Hộ chiếu phổ thông là gì?
Hộ chiếu phổ thông có thời hạn từ 10 năm trở lên đối với công dân thuộc độ tuổi từ 14 tuổi kể từ ngày cấp.
Tuy nhiên,
Đối với công dân từ 9-14 tuổi, thời hạn hộ chiếu chỉ có 5 năm.
Đối với trẻ em dưới độ tuổi 9 tuổi, không được cấp riêng cho cá nhân mà phải ghép chung với cha hoặc mẹ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 định nghĩa về hộ chiếu; có thể hiểu như sau:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.”
Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ có màu xanh lá đậm hơn so với hộ chiếu phổ thông, chỉ được cấp cho những trường hợp đặc biệt ra nước ngoài làm công vụ cho chính phủ như cán bộ, công chức làm việc ở quan nhà nước, sĩ quan, quân nhân làm trong quân đội, công an ra nước ngoài làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ. Tên tiếng Anh gọi là Official Passport với thời hạn khoảng 5 năm. Với Official Passport bạn không cần phải xin visa ở nước muốn đến và được ưu tiên đi qua cổng nhập cảnh nhưng vẫn phải chấp hành đúng quy định tại nước sở tại.
Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ là loại chứng minh thư chỉ dùng cho quan chức cấp cao. Tên tiếng Anh là Diplomatic Passport. Được sử dụng để làm những nhiệm vụ được giao từ chính phủ tối cao, những người được cấp loại hộ chiếu này thường là bộ trưởng, thứ trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An, Bộ Tư Pháp. Thời hạn hộ chiếu là 5 năm, cũng như hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cho phép bạn được quyền ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của quốc gia mà bạn đặt chân đến và được miễn visa nhập cảnh.
Làm hộ chiếu lần đầu ở đâu?
Theo khoản 3, 4 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thẩm quyền cấp hộ chiếu được quy định như sau:
- Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Trường hợp có thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
- Đặc biệt, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
- Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
- Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
- Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
Như vậy, người dân nếu không thuộc 04 trường hợp đặc biệt được xin cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thì phải xin cấp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú (có Sổ hộ khẩu) hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi tạm trú (có Sổ tạm trú).
Tuy nhiên, nếu người dân đã có thẻ Căn cước công dân sẽ được xin cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh của bất cứ địa phương nào.
Bởi khi đã làm căn cước công dân, các thông tin sau đây của công dân sẽ được đưa vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Tình trạng khai báo tạm vắng; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình, quan hệ với chủ hộ; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích…
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh các tỉnh có thể dễ dàng tra cứu các thông tin này để làm cơ sở tiến hành cấp hộ chiếu mà người xin cấp không cần về nơi thường trú hay tạm trú.
Cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi ở đâu?
Khoản 5 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Như vậy, việc cấp hộ chiếu lần hai trở đi của công dân dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi, có thể xin cấp ở Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh của bất cứ tỉnh, thành phố nào. Hoặc, người dân có thể liên hệ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xin cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi.
Không có chứng minh thư có làm được hộ chiếu?
Nội dung hỏi:
Tôi tên ….. hiện đang sinh sống tại Tp.HCM. Tôi có một vài thắc mắc mong quí báo tư vấn giúp: Tôi đang làm thủ tục xuất cảnh đi định cư nước ngoài, nhưng CMND của tôi đã quá hạn và tôi đang nằm trong diện KT3 không thể làm CMND mới (hình màu). Tôi đã liên hệ với cơ quan chức năng để xin làm hộ chiếu, nhưng nơi đây trả lời tôi không làm được với những lý do tôi đã nêu trên. Vậy xin hỏi với tình trạng hiện nay, tôi phải làm sao để có được hộ chiếu.
Nội dung trả lời:
Theo quy định tại điểm 4 và 5 Mục I Thông tư của Bộ Công an số 09/2000/TT-BCA (A18) ngày 07/6/2000 hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000 của Chính phủ ban hành về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì:
“Khi công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Công an tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân và giấy tờ chứng nhận đã đăng ký thường trú hoặc đã tạm trú dài hạn từ 01 năm trở lên sau đây: sổ hộ khẩu gia đình, hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, hoặc sổ đăng ký tạm trú có thời hạn, hoặc giấy tạm trú có thời hạn (dưới đây gọi tắt là giấy tờ về hộ khẩu)…. Với những người chỉ xuất trình giấy chứng minh nhân dân mà không có giấy tờ về hộ khẩu hợp lệ, thì tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phải có xác nhận và có dấu giáp lai ảnh của Trưởng Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn…”.
Bên cạnh đó, Thông tư của Bộ Công an số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29/4/1999 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (CMND) cũng quy định việc đổi CMND được áp dụng đối với những người đã được cấp CMND “quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp” và “Công dân thuộc diện được cấp CMND hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do Công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp CMND”.
Đối chiếu theo các quy định nêu trên với trường hợp của bạn thì thấy: CMND là một trong những loại giấy tờ cần phải có khi làm thủ tục xin cấp hộ chiếu. Trường hợp CMND của bạn đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngàAy cấp, bạn cần phải đến Công an quận, huyện nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp lại CMND và chỉ sau khi được cấp CMND, bạn mới có thể hoàn tất thủ tục xin cấp Hộ chiếu (passport).
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung không có chứng minh thư có làm được hộ chiếu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan đến giấy tờ pháp lý cá nhân, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.
Xin cảm ơn !