iso 27001

iso 27001

Thông tin là một tài sản giá trị có thể tạo nên sự thành công và cũng có thể phá vỡ một doanh nghiệp. Khi được quản lý phù hợp, thông tin cho phép bạn vận hành hệ thống một cách thống nhất.

Quản lý an ninh thông tin đem lại cho bạn sự tự do phát triển, tiến bộ và mở rộng cơ sở khách hàng về kiến thức mà tất cả các thông tin riêng tư của bạn được bảo mật. Kiểm soát tính an toàn và bảo mật tài sản thông tin của bạn. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng những tiêu chuẩn iso 27001 thì mới đảm bảo được sự bảo mật về thông tin.

Bài viết dưới đây của Luật Rong Ba sẽ giới thiệu đến các bạn về iso 27001.

 

Khái niệm TCVN ISO 27001

ISO 27001 là hệ thống tiêu chuẩn của Anh về hệ thống quản lý an ninh thông tin. Tiêu chuẩn ISO 27001 giúp quản lý an ninh thông tin một cách hiệu quả nhất. Thông tin ở đây bao gồm những dữ liệu được lưu lại dưới dạng điện tử; hoặc dữ liệu đã được in ra – dữ liệu mềm và dữ liệu cứng.

Thông qua việc áp dụng ISO 27001. Các tổ chức sẽ xác định được loại thông tin và xác định các mối nguy, rủi ro có thể xảy ra. Sau đó thiết lập hệ thống, thiết lập sự kiểm soát cũng như các quy trình để giảm thiểu các rủi ro đó. ISO 27001 phù hợp với mọi quy mô của tổ chức; các công ty – doanh nghiệp và nó được áp dụng ở mọi lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 27001

07 điều khoản chính của ISO 27001

Từ phần 4 đến phần 10 của tiêu chuẩn ISO 27001; đưa ra yêu cầu bắt buộc về các công việc cần thực hiện trong việc; thiết lập, vận hành, giám sát và nâng cấp Hệ thống quản lý an ninh thông tin của các tổ chức. Bất kỳ vi phạm nào khác biệt so với các quy định nằm trong 07 điều khoản này đều được coi là không tuân thủ theo:

Điều khoản 4 – Phạm vi tổ chức:

Điều khoản này đưa ra các yêu cầu cụ thể để tổ chức căn cứ trên quy mô; lĩnh vực hoạt động và yêu cầu, kỳ vọng của các bên liên quan thiết lập phạm vi Hệ thống quản lý an ninh thông tin phù hợp.

Điều khoản 5 – Lãnh đạo:

Điều khoản này quy định các vấn đề về trách nhiệm; của Ban lãnh đạo mỗi tổ chức trong Hệ thống an ninh thông tin. Bao gồm các yêu cầu về sự cam kết, quyết tâm của Ban lãnh đạo trong việc xây dựng, duy trì hệ thống thông tin; các yêu cầu về việc cung cấp nguồn lực, tài chính để vận hành hệ thống thông tin.

Điều khoản 6 – Lập kế hoạch:

Doanh nghiệp, tổ chức cần định nghĩa và áp dụng các quy trình đánh giá rủi ro; đưa ra các quy trình xử lý. Điều khoản này đưa ra các yêu cầu; về việc thiết lập mục tiêu an toàn thông tin và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

iso 27001
iso 27001

Điều khoản 7 – Hỗ trợ:

Yêu cầu đối với việc tổ chức đào tạo; nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ; nhân viên của tổ chức về lĩnh vực an toàn thông tin và ISMS, số hóa thông tin.

Điều khoản 8 – Vận hành hệ thống:

Doanh nghiệp, tổ chức cần có kế hoạch vận hành và quản lý để đạt được các mục tiêu. Đồng thời cần định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thông tin và có kế hoạch xử lý.

Điều khoản 9 – Đánh giá hiệu năng hệ thống:

Quy định trách nhiệm của Ban lãnh đạo trong việc định kỳ xem xét; đánh giá Hệ thống quản lý an ninh thông tin của tổ chức. Phần này đưa ra yêu cầu đối với mỗi kỳ xem xét hệ thống; đảm bảo đánh giá được toàn bộ hoạt động của hệ thống; đo lường hiệu quả và có kế hoạch khắc phục; nâng cấp hệ thống cho phù hợp.

Điều khoản 10 – Cải tiến hệ thống:

Giữ vững nguyên tắc Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động. Điều khoản 10 trong tiêu chuẩn ISO 27001; cũng đưa ra các yêu cầu đảm bảo Hệ thống quản lý an ninh thông tin không ngừng được cải tiến trong quá trình hoạt động. Điều khoản này bao gồm các quy định trong việc áp dụng các chính sách mới; các hoạt động khắc phục, phòng ngừa điểm yếu đã xảy ra. Và để đảm bảo hiệu quả của Hệ thống quản lý an ninh thông tin.

Phụ lục A – Các mục tiêu và biện pháp kiểm soát

Phụ lục A – Các mục tiêu và biện pháp kiểm soát trong tiêu chuẩn ISO 27001; đưa ra 14 lĩnh vực kiểm soát nhằm cụ thể hóa các vấn đề mà tổ chức cần xem xét; thực hiện khi xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý an ninh thông tin. Các lĩnh vực đưa ra xem xét bao gồm từ chính sách của lãnh đạo tổ chức; tới việc đảm bảo an toàn thông tin trong quản lý; tài sản, nhân sự, các nguyên tắc căn bản để đảm bảo an toàn thông tin trong việc; vận hành, phát triển, duy trì các hệ thống công nghệ thông tin….

Mỗi lĩnh vực khác nhau thì việc kiểm soát lại được cụ thể hóa với các mục tiêu kiểm soát; và các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Các biện pháp kiểm soát được lựa chọn; loại bỏ hoặc bổ sung thêm để phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mỗi tổ chức

Tiêu chuẩn 27001 phù hợp với tổ chức nào?

Thông tin chắc chắn luôn là một vấn đề quan trọng đối với hoạt động; thậm chí liên quan đến sự sống còn của bất kỳ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào. Việc đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 27001 sẽ giúp bạn; quản lý và bảo vệ tài sản, thông tin khoa học, chuyên nghiệp và bảo mật nhất.

Chứng nhận ISO 27001 đặt ra các yêu cầu cho một hệ thống quản lý bảo mật an toàn thông tin. Chính vì thế mà chúng được thiết kế nhằm đảm bảo việc lựa chọn cách thức kiểm soát an toàn và đầy đủ. Tiêu chuẩn này giúp bảo vệ tài sản thông tin của các công ty; và tạo sự tin tưởng cho các bên liên quan, đặc biệt là các đối tác khách hàng. Tiêu chuẩn đưa ra phương pháp tiếp cận quá trình cho việc; thiết lập, thực hiện, giám sát, xem xét, điều hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an ninh thông tin của bạn.

Tiêu chuẩn ISO 27001 phù hợp với các tổ chức nào? Tiêu chuẩn này thích hợp với mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình hay khu vực. Đặc biệt, tiêu chuẩn ISO 27001 thích hợp với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức mà việc bảo mật thông tin là rất quan trọng; như các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế, tài chính, cộng đồng và công nghệ thông tin

Lợi ích triển khai hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001

Hiện nay, ISO 27001 hệ thống quản lý an ninh thông tin; trở nên rất hiệu quả đối với các công ty, tổ chức. Và có thể đáp ứng nhu cầu tương lai của các tổ chức này. Vì công nghệ và các quy định luật pháp thay đổi liên tục. Nên công ty, doanh nghiệp, tổ chức của bạn rất cần một đối tác chứng nhận có thể cung cấp về sự thay đổi của công nghệ; và quy định pháp luật để xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp nhất.

Sau đây là những lợi ích khi triển khai hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001:

– Đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức đối tác và khách hàng; giúp cho hoạt động của tổ chức luôn thông suốt và an toàn

– Giúp hoạt động đảm bảo an toàn thông tin luôn được duy trì và cải tiến. Các biện pháp kỹ thuật và chính sách tuân thủ được xem xét, đánh giá hiệu quả và cập nhật định kỳ.

– Giúp nhân viên việc đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động nghiệp vụ thường ngày; Các sự cố an toàn thông tin do người dùng gây ra; sẽ được hạn chế tối đa khi nhân viên được đào tạo; nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.

– Đảm bảo hoạt động nghiệp vụ của tổ chức không bị gián đoạn bởi các sự cố liên quan đến an toàn thông tin.

– Nâng cao uy tín của tổ chức, tăng sức cạnh tranh; tạo lòng tin với đối tác, khách hàng; thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và tăng cơ hội hợp tác quốc tế.

Quy trình triển khai tiêu chuẩn ISO 27001

Để được chứng nhận ISO 27001. Điều đầu tiên mà công ty, doanh nghiệp, tổ chức của bạn cần phải thực hiện; đó là xác định rõ ràng được những lợi ích khi thiết lập một hệ thống an ninh thông tin. Đây là cơ sở thuyết phục và tạo động lực cho toàn bộ quá trình thực hiện triển khai; hệ thống thông tin đạt chuẩn Quốc tế trong tổ chức.

Việc lựa chọn một tổ chức uy tín, kinh nghiệm và có năng lực để tư vấn, lập kế hoạch xây dựng; và áp dụng hệ thống thông tin an ninh đạt tiêu chuẩn ISO 27001 là rất quan trọng. Bạn cần xem danh sách các chuyên gia tư vấn về tiêu chuẩn ISO 27001.

Đặc biệt là chuyên gia tư vấn chính phụ trách dự án. Các tiêu chí đánh giá năng lực chuyên gia tư vấn bao gồm; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn, kinh nghiệm giảng dạy; kinh nghiệm quản lý/ kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm đánh giá hệ thống quản lý ISO.

Bên cạnh đó, bạn hãy ưu tiên chuyên gia tư vấn chứng nhận ISO 27001 đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tương tự. Hoặc liên quan tới hoạt động của tổ chức của bạn. Chuyên gia tư vấn chính người sẽ đồng hành cùng tổ chức trong suốt quá trình xây dựng; và áp dụng hệ thống an ninh thông tin của tổ chức; phát hiện và điều chỉnh những sai sót để tổ chức được chứng nhận ISO 27001 về hệ thống quản lý an ninh thông tin.

Sau khi quá trình vận hành triển khai, đánh giá nội bộ đã hoàn tất. Công ty của bạn sẽ phải lựa chọn cho mình; một tổ chức để đánh giá và chứng nhận ISO 27001. Bên cạnh năng lực, kinh nghiệm và sự uy tín. Bạn cũng cần lưu ý lựa chọn đơn vị có giấy đăng ký hoạt động chứng nhận với Tổng cục đo lường Việt Nam và phải có dấu của các cơ quan công nhận.

Luật Rong Ba là một trong những đơn vị chuyên tư vấn những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn iso 27001. Chúng tôi đề xuất các tổ chức xây dựng ISMS theo các bước dưới đây để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001:

– Bước 1: Khảo sát và lập kế hoạch.

– Bước 2: Xác định phương pháp quản lý rủi ro an toàn thông tin.

– Bước 3: Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin tại đơn vị.

– Bước 4: Triển khai áp dụng: các biện pháp đã lựa chọn, đáp ứng chính sách, quy định, quy trình xây dựng và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001.

– Bước 5: Đánh giá nội bộ: khắc phục các điểm không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.

Sau khi thực hiện xong bước 5. Công ty/doanh nghiệp/tổ chức có thể mời các đơn vị độc lập để đánh giá; và cấp Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001 đã xây dựng.

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đây đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn iso 27001. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của iso 27001, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775