iso 14001

iso 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về quản lý môi trường phổ biến nhất trên thế giới. Trên cơ sở rà soát lại để đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu trong tương lại, phiên bản ISO 14001:2015 đã nhận được sự đồng thuận của quốc tế trong việc đưa ra các yếu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường.

Vậy tiêu chuẩn ISO 14000 là gì ? IS 14001 là gì ?Nội dung của ISO 14001 như thế nào ? Quy trình chứng nhận ra sao…? hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

ISO là gì ?

ISO là viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization).

ISO là cơ quan thiết lập và ban hành tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trên phạm vi toàn thế giới.
ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies).
Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
Nhiệm vụ của tổ chức ISO là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn do ISO ban hành đều có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới.

Lịch sử hình thành ISO 14000

ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lí môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) công bố. Các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 đưa ra các yếu tố cơ bản của một hệ quản lí môi trường (EMS – Environmental Management System).

Uỷ ban Kĩ thuật TC 207 của ISO được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 1993 để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ quản lí môi trường.

Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ chức [các hệ thống quản lí môi trường (EMS); thẩm định môi trường (EA – Environmental Auditing); đánh giá tác động đối với môi trường (EPE – Environmental Performance Evaluation)] cũng như trong lĩnh vực sản phẩm và quá trình [ghi nhãn môi trường (EL – Environmental Labeling); đánh giá chu trình chuyển hoá (LCA – Life Cycle Assessment); các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS – Environmental Aspects in Product Standards)].

Những tiêu chuẩn đầu tiên đã được chấp nhận và ban hành là:

a) ISO 14001– Hệ thống quản lí môi trường. Quy định và hướng dẫn sử dụng.
b) ISO 14004– Hệ thống quản lí môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kĩ thuật hỗ trợ.
c) ISO 14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường. Các nguyên tắc chung.
d) ISO 14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lí môi trường.
e) ISO 14012 – Hướng dẫn đánh giá môi trường. Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá trên về môi trường.

KHÁI QUÁT VỀ ISO 14001

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là hệ thống quản lý về môi trường, được xây dựng với mục tiêu giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Những tác động không mong muốn từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tới môi trường và cộng đồng. Đây là một khung chuẩn giúp các tổ chức thực hiện và chứng minh những cam kết của mình về các vấn nạn môi trường.

Tiểu chuẩn ISO 14001 đề cập đến 2 vấn đề chính sau:

+ Hàn chế những tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường

+ Những minh chứng và giải pháp thực tế liên tục trong quản lý môi trường.

Được cấp chứng chỉ ISO 14001 thực chất là sự cam kết của các tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Hành động cụ thể là giảm lượng rác thải ra môi trường và tái chế các nguyên liệu có khả năng tái chế.

iso 14001
iso 14001

Các phiên bản ISO 14001

ISO 14001 tới nay đã có 03 phiên bản chính thức. Bao gồm:

Phiên bản chính thức được ban hành vào năm 1996 là ISO 14001:1996. Phiên bản này đã hết hiệu lực.
Phiên bản thứ 2 là ISO 14001:2004. Phiên bản này đã hết hiệu lực.
Phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015 ban hành ngày 14/09/2015

ISO 14001:2015 – Phiên bản mới nhất

Ngày 14/09/2015 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Nó giúp cải thiện tổ chức của họ gắn với đảm bảo hiệu suất môi trường thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng, sự tín nhiệm của các bên liên quan.

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất của ISO.

Sau 19 năm từ năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xem xét và ban hành phiên bản mới năm 2004. Kể từ đó tới nay, tiêu chuẩn đó đã có mặt trên 155 quốc gia trên toàn thế giới và 324.148 chứng chỉ đã được cấp cho các tổ chức, tăng thêm 22,526 chứng chỉ so với năm 2013.

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001: 2015 cũng chú trong hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 14001 GỒM 9 BƯỚC ÁP DỤNG HIỆU QUẢ 

 Để áp dụng hiệu quả ISO 14001 thì việc quan trọng nhất là nắm rõ các bước bao gồm những quy trình thực hiện ra sao?gồm bao nhiêu bước? và mỗi bước thực hiện như thế nào. Đối với các doanh nghiệp trước khi thực hiện một vấn đề gì đó thì đều phải hiểu và nắm được quy trình thực hiện. Sau đây là 9 bước quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện áp dụng ISO 14001 hiệu quả nhất:

  1. Tìm hiểu về ISO 14001

         Trong tất cả các bước, bước tìm hiểu về ISO 14001 là quan trọng nhất và có vai trò tạo tiên đề nhất.

Bởi vì khi đã hiểu kỹ càng về ISO 14001 thì chúng ta sẽ áp dụng một cách hiệu quả và dễ dàng nhất, không gặp những khó khăn hay rủi ro không lường trước được.

  1. Thực hiện đánh giá môi trường ban đầu

        Khi đã nắm rõ về tiêu chuẩn ISO 14001 rồi, doanh nghiệp cần phải đánh giá phân tích môi trường hiện tại của bên mình.

Việc xác định bối cảnh tổ chức, các quy định hiện hành, các quy trình thực hiện bao gồm máy móc, trang thiết bị, nguồn lực, môi trường tác động vào đang được áp dụng tại nhà máy sản xuất thực hiện như thế nào. Các vấn đề về môi trường có áp dụng đúng tiêu chí của ISO 14001 chưa?…nếu chưa thì đưa ra khắc phục kịp thời.

  1. Lập kế hoạch iso 14001

       Bước lập kể hoạch chính là bước thực hiện một cách đưa ra đường lối chiến lược cụ thể được đưa dưới dạng văn bản và co sự phê duyệt của lãnh đạo chấp thuận trước khi đưa vào thực hiện.

      Lập kế hoạch cần đưa ra những nội dung phù hợp, mang tính ứng phó kịp thời và những rủi ro và cơ hội trước mắt cần lưu ý những điểm như sau:

         – Xác định về các quy định, luật định địa điểm hoạt động hiện tại của môi trường hoạt động, các cơ quan nhà nước quản lý tại địa phương

        – Xác định được môi trường xung quanh từ: không khí,nguồn nước, đất đai, khí hậu, thời tiết,con người, cơ sở vật chất… có tác động tới môi trường hoạt động như thế nào

        – Lên kế hoạch mục tiêu cần làm và cách thực hiện từ ngắn hạn tới dài hạn cho mỗi cá nhân, tập thể riêng, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đối tượng một

       – Xác định nguồn cung ứng đầu vào, cơ sở vật chất, con người xem đã đủ và đáp ứng điều kiện của tiêu chuân ISO 14001 chưa?

  1. Đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn iso 14001

        Nhận thức chính là yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình. Trước khi thực hiện ta phải hiểu biết và nắm rõ được tiêu chuẩn ISO 14001 là gì? là như thế nào? và cách thực hiện ra sao?

Đào tạo thông qua những người đi trước, hoặc các chuyên gia, tham khảo và đọc các tài liệu sẵn có về tiêu chuẩn để thông qua đó mỗi cá nhân có thể hiểu rõ và nắm được công việc và trách nhiễm của bản thân.

  1. Lập hồ sơ quản lý hệ thống môi trường iso 14001

        Việc lập hồ sơ là một chứng cứ khá quan trọng trong việc lưu giữ và thực hiện áp dụng một cách chặt chẽ. Bởi nó giúp doanh nghiệp quản lý một cách chặt chẽ, nhất quán một cách toàn diện và luôn luôn được kiểm soát cao.

Lập hồ sơ bao gồm đầy đủ các nội dung, giấy tờ đầy đủ từ các quy trình thực hiện, các hướng dẫn, tài liệu biểu mẫu và kết quả thu thập được thông qua hồ sơ lưu trữ của việc vận hành áp dụng quản lý môi trường.

  1. ISO 14001 và triển khai EMS và theo dõi

        Thông qua việc triển khai hoạt động từ kế hoạch đã đưa ra thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và theo dõi thường xuyên

Khi có sự cố xảy ra phải có kế hoạch ứng phó và khắc phục kịp thời. Mọi vấn đề khắc phục cần phải ghi chép và lưu trữ dưới dạng văn bản nhằm có sự nhất quán với nhau. Khi thực hiện yêu cầu mọi thành viên đều thực hiện chung và sát sao với nhau.

  1. ISO 14001 và thực hiện đánh giá nội bộ

        Sau mỗi lần thực hiện kế hoạch thì việc đánh giá nội bội là việc rất quan trọng để chỉ ra mức độ thực hiện ra sao, đã hoàn thành so với kế hoạch chưa? Nếu hoàn thành thì có đáp ứng được nhu cầu thoã mãn được đưa ra trước đó hay không? Nội dung đánh giá dựa theo những tiêu chí sau:

          – Mức độ hoàn thành so với mục tiêu đề ra là bao nhiêu

          – Nội quy, các thủ tục áp dụng có chính xác hay vi phạm NC

         – Trách nhiệm và mức độ thực hiện của mỗi người như thế nào

         – Biện pháp khắc phục những bài học kinh nghiệm cần rút ra mỗi lần thực hiện.

Cuộc đánh giá nội bộ lúc nào cũng phải đầy đủ các nhân sự chính trong công ty nhằm mang tính khách quan, chỉ ra rõ được các vấn đề mà các cá nhân cần được biết và có một cách nhìn nhận chính xác về nhiệm vụ và công việc của mình. Lưu trữ mọi thông tin của cuộc đánh giá dưới dạng văn bản để lưu vào hồ sơ nội bộ

  1. Xem xét đánh giá và chứng nhận hệ ISO 14001

           Công ty cổ phần phát triển chất lượng DHV là một trong những đơn vị tư vấn, cấp giấy chứng nhận tạo niềm tin, uy tín với khách hàng. Với phương châm “ lấy khách hàng là trung tâm” thì các doanh nghiệp có thể yên tâm lựa chọn tin tưởng với những ưu đãi và sự hợp tác tốt nhất đến với khách hàng yêu quý.

 Sau khi tiếp nhận đăng kí, doanh nghiệp sẽ được đánh giá, tư vấn và cấp giấy chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 14001 phù hợp với tiêu chuẩn này.

  1. Duy trì đánh giá chứng nhận iso 14001

          Việc duy trì đánh giá được thực hiện theo quy định nhằm theo dõi được quá trình hoạt động, khắc phục và bổ sung kịp thời những yêu cầu mong muốn của doanh nghiệp từ những lần đánh giá giám sát định kỳ khi trong thời hạn 3 năm của giấy chứng nhận.

ISO 14001 VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN

            Khi áp dụng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng về môi trường ISO14001, các doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điểm cơ bản sau:

             – Đảm bảo có sự thống nhất giữa các thành viên một cách chặt chẽ

             – Nắm bắt được cơ hội, nghiên cứu các rủi ro

             – Cải tiến liên tục, không ngừng thúc đẩy quá trình

             – Nhìn vào bối cảnh xã hội và nội bộ để xây dựng kế hoạch cho phù hợp

            – Mọi yêu cầu đáp ứng cần phải có, học đi đôi với thực hành

            – Nhìn nhận vấn đề đúng đắn, chính xác.

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đây đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào iso 14001. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775