Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay nhu cầu tăng vốn, mở rộng thị trường là một trong những nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng hội nhập và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
Vậy huy động vốn đầu tư là gì? Có những hình thức huy động vốn đầu tư nào? mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba
Khái niệm huy động vốn đầu tư là gì?
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng , thanh toán , các nghiệp vụ kinh doanh khác…
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vậy huy động vốn là gì? Huy động vốn đầu tư là các hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức.
Ví dụ như: Vay vốn; huy động vốn; Phát hành, chào bán chứng khoán; Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; Hình thành quỹ tín thác bất động sản.
Vai trò của huy động vốn đầu tư đối với ngân hàng thương mại
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu.
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn).
Quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được mã hoá bằng công thức T – T’. Trong đó T là nguồn vốn bỏ ra ban đầu, T’ là nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh: T’>T. Từ công thức này, có thể khẳng định ngân hàng nào trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh.
Vì vậy, ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ) theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình.
Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn.
Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng.
Với khả năng huy động vốn cao , ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường.
Phân loại nguồn vốn
Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì; có 2 loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và tài sản.
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; hoặc lợi nhuận thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng dài hạn; và không cam kết phải thanh toán.
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch; và các sự kiện đã qua mà Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực của mình.
Nợ phải trả có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc như phải thế chấp; phải trả lãi,…
Các phương thức huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể; mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau…
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào cách doanh nghiệp.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
Các phương thức tạo vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là:
– Huy động vốn chủ sở hữu từ:
+ Vốn góp ban đầu
+ Lợi nhuận không chia
+ Vốn từ phát hành cổ phiếu
– Huy động vốn nợ từ
+ Tín dụng Ngân hàng
+ Tín dụng thương mại
+ Phát hành trái phiếu
Từ lợi nhuận không chia
Doanh nghiệp Nhà nước: việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp; mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước.
Công ty cổ phần: việc công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư. Nghĩa là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần; các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần; nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.
Từ phát hành cổ phiếu
Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm; kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế; cá nhân trong nền kinh tế) trong đó:
Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận
Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc; và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng thương mại
Cấp cho nhà nhập khẩu là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Cấp cho người xuất khẩu là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi.
Cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu; các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu; mà thông qua nhà môi giới.
Phát hành trái phiếu
Theo quy định, đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm:
Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần; và công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Huy động vốn bằng cách thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế
Pháp luật cho phép doanh nghiệp được vay hoặc cho vay với doanh nghiệp khác. Hoạt động cho vay này có thể giúp các doanh nghiệp điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng công ty cổ phần. Quan hệ vay vốn này thực hiện trên cơ sở hợp đồng vay tài sản đưoc điều chinh bởi pháp luật dân sự.
Hoạt động vay vốn này cũng dựa trên mối quan hệ thân tình, quen biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các công ty. Hoạt động vay vốn doanh nghiệp khác có thể thường thấy trong các công ty có mối quan hệ sở hữu như công ty mẹ công ty con hay các công ty trong cùng tập đoàn.
Hoạt động cho vay này được xem như hoạt động vay tài sản trong dân sự và không nhằm mục đích kinh doanh, không phải hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp.
Do đó hình thức cho vay này khác với hoạt động cấp tín dụng là hoạt động cho vay chuyên nghiệp của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Câu hỏi liên quan
Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng các hình thức khác không?
Ngoài các hình thức huy động vốn như trên, doanh nghiệp còn có thể huy động vốn vay từ cá nhân, tổ chức khác; quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho thuê tài chính,…
Nguồn vốn nợ được hình thành như thế nào?
Nguồn vốn nợ hình thành từ việc chiếm dụng vốn có thể chia thành hai bộ phận gồm:
– Bộ phận vốn nợ chiếm dụng hình thành từ việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (phải trả);
– Bộ phận vốn nợ hình thành từ việc ứng trước của người mua, đối tác ……(phải thu trong tương lai).
Thặng dư cổ phần trong huy động vốn của doanh nghiệp là gì?
Là tổng giá trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu. Là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước); vốn góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, …
Thế nào là nguồn tiền gửi?
Là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại . Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động , nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp , các tổ chức và của dân cư.
Giới hạn huy động
Tổng mức vốn huy động của Quỹ tối đa bằng 06 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính bán niên tại thời điểm gần nhất.
Thời gian huy động
Tùy theo nhu cầu vốn của Quỹ và khả năng thu hồi vốn của từng dự án, Quỹ quyết định thời gian huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ và đầu tư có hiệu quả.
Thời gian huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài theo thỏa thuận giữa Quỹ và các tổ chức tài chính.
Đồng tiền huy động vốn
Quỹ thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nếu huy động vốn bằng ngoại tệ thì thực hiện quy đổi bằng đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái của Ngân hàng thương mại tại thời điểm huy động vốn.
Sử dụng vốn huy động
Vốn huy động của Quỹ được sử dụng để đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh chính thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được HĐND thành phố thông qua tại từng thời kỳ.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về huy động vốn đầu tư. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu huy động vốn đầu tư và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm