Cách đọc báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính là việc không thể thiếu hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu. Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp một cách kĩ càng trước khi ra quyết định mua bán cổ phiếu. Tuy nhiên, hầu như các nhà đầu tư đều gặp khó khăn khi đọc báo cáo tài chính của các công ty.Vậy hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp được quy định như thế nào. Bài viết về hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…
Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.
Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:
Báo cáo của Ban giám đốc
Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán là gì?
Định nghĩa
Bảng cân đối kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).
Đơn giản hóa về tài chính cá nhân, sẽ trả lời câu hỏi: “Tại thời điểm xyz, giá trị tài sản bạn quy ra tiền là bao nhiêu?” Trả lời : “Cái nhà: 2 tỷ, Tài khoản chứng khoán 3 tỷ, trong đó nợ ngân hàng 1 tỷ, vợ chồng tự có là 4 tỷ”.
Bảng cân đối kế toán sẽ ghi những thông tin như vậy của doanh nghiệp.
Nguyên tắc của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán đại diện cho tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể.
Các khoản mục của bảng cân đối kế toán
Với cơ cấu và nguyên tắc cân bằng:
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn.
Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Trong đó:
Tổng tài sản bao gồm Tài sản ngắn hạn ( Là chứng khoán 3 tỷ), tài sản dài hạn (là cái nhà 2 tỷ).
Nguồn vốn tức là nguồn hình thành tài sản, gồm Nợ phải trả (nợ ngân hàng 1 tỷ), Vốn chủ sở hữu ( vợ chồng tự có 4 tỷ).
Trong ví dụ trên: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 5 tỷ
Tất nhiên, báo cáo kế toán doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, nhà xưởng, nợ vay ngân hàng, nợ đối tác, lợi nhuận giữ lại…
Tìm hiểu về hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp đơn giản và nhanh nhất
Đọc báo cáo tài chính trong Bảng Cân Đối Kế Toán
– Trong phần bảng cân đối kế toán, đầu tiên bạn cần quan tâm tới tài khoản 131 và tài khoản 331.
+ Xác định xem công nợ phải thu của khách hàng và phải trả nhà cung cấp có khớp hay không.
+ Nếu tài khoản 131, 331 giảm so với cùng kỳ thì đánh giá là tốt.
+ Tài khoản 131 không được chiếm tỉ trọng quá cao trong phần tài sản
+ Tài khoản 331 không được chiếm tỉ trọng quá cao trong phần vốn chủ sở hữu.
Cách đọc báo cáo tài chính trong Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
– Cách xem báo cáo tài chính trong phần này trước tiên bạn cần xác định nhanh các con số có phù hợp và chính xác không.
+ DTT= DT- các khoản giảm trừ – thuế TTĐB, thuế xuất khẩu,…
+ LN gộp = DTT- GVHB
+ KQHĐKD= LN gộp + DTTC – chi phí tài chính – chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bởi vậy đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp phần này bạn cần quan tâm tới phần doanh thu, lợi nhuận, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế và từ các yếu tố này, bạn căn cứ vào số liệu năm trước để so sánh và đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp.
Đọc báo cáo tài chính trong Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta biết vòng quay luân chuyển của vốn; khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp là nhanh hay chậm; thông qua tài khoản 511, 131, và 111 đồng thời chi tiết các khoản đầu tư tài chính của một doanh nghiệp do đó khi đọc báo cáo tài chính trong phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ bạn cần xem dòng tiền kinh doanh trong kỳ có bị âm hay không, có ổn định không để từ đó xác định được khả năng đầu tư của doanh nghiệp, khả năng chi trả khoản nợ, khả năng quản lý các khoản phải thu,…
Nội dung hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp
CHỈ TIÊU |
CÔNG THỨC |
Ý NGHĨA |
1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN |
||
1. Tỷ số nợ |
= Nợ phải trả / Tổng cộng nguồn vốn x 100 |
– Phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. |
2. Tỷ số tự tài trợ |
= Vốn chủ sở hữu / Tổng cộng nguồn vốn x 100 |
Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. |
3. Tỷ số tự tài trợ TSCĐ |
= Vốn chủ sở hữu/ Giá trị TSCĐ x 100 |
Phản ánh tỷ lệ TSCD được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. |
4. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn |
= Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn / Nợ dài hạn |
Phản ánh giá trị của tài sản dùng để đảm bảo nợ vay dài hạn. |
5. Vốn luân chuyển |
= Tổng tài sản ngắn hạn – Tổng nợ ngắn hạn |
Phản ánh số tiền hiện được tài trợ từ các nguồn dài hạn mà không phải chi trả trong thời gian ngắn hạn. |
6. Hệ số thanh toán ngắn hạn |
= Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn |
Phản ánh mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. |
7. Hệ số thanh toán nhanh |
= (Tiền + Đầu tư chứng khoán ngắn) / Nợ ngắn hạn |
Phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1. |
8. Hệ số thanh toán chung (Lần) |
= Tổng cộng tài sản / Tổng cộng nợ phải trả |
Phản ánh khả năng thanh toán chung của DN. |
2. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG – CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN |
||
9. Số vòng luân chuyển các |
= Tổng doanh thu bán chịu / Số dư Bq các khoản phải thu K.H |
Phản ánh trong một kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay được mấy vòng |
10. Kỳ thu tiền bình quân |
= Số ngày của kỳ / Số vòng luân chuyển của các |
Phản ánh một vòng quay của các khoản phải thu của khách hàng cần bao nhiêu ngày kỳ thu tiền bình quân không được quá (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn thanh toán. |
Hoặc Kỳ thu tiền Bq có thể tính theo công thức |
= Số dư Bq các khoản phải thu K.hàng/ Tổng doanh thu bán chịu x 365 ngày |
|
11. Số vòng luân chuyển |
= Tổng tiền hàng mua chịu / Số dư bình quân |
Phản ánh trong một kỳ kinh doanh, các khoản phải trả |
12. Thời gian quay vòng |
= Số ngày của kỳ / Số vòng luân chuyển của |
Phản ánh một vòng quay của các khoản phải trả người bán |
3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN |
||
13. Sức sản xuất của tổng TS |
= Doanh thu thuần (hoặc tổng giá trị sx) / Tổng tài sản Bq |
Phản ánh một đồng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất). |
14. Sức sinh lời của tổng TS |
= Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) / Tổng tài sản Bq |
Phản ánh một đồng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi thuần trước thuế (sau thuế). |
15. Suất hao phí của tổng TS |
= Tổng tài sản bình quân / Doanh thu thuần |
Phản ánh để tạo ta một đồng doanh thu thuần (lãi thuần, giá trị sản suất) trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản. |
16. Sức sản xuất của TSCĐ |
= Doanh thu thuần / Nguyên giá bình quân của TSCD |
Phản ánh một đồng nguyên giá (hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất). |
17. Sức sinh lời của TSCĐ |
= Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) / Nguyên giá Bq |
Phản ánh 1 đồng nguyên giá (hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi thuần trước thuế (sau thuế). |
18. Sức hao phí của TSCĐ |
= N.giá bình quân (hoặc giá trị còn lại Bq) / Doanh thu thuần |
Để tạo ra một đồng doanh thu thuần (lãi thuần,giá trị sản xuất) trong kỳ cần bao nhiêu đồng nguyên giá (hoặc gía trị còn lại) của tài sản cố định. |
19. Sức sản xuất của TS |
= Doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất) / TS ngắn hạn Bq |
Phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần (giá trị sản xuất). |
20. Sức sinh lời TS ngắn hạn |
= Lợi nhuận thuần trước thuế (hoặc sau thuế) / TS ngắn hạn Bq |
Phản ánh một đồng tài sản sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi thuần trước thuế (sau thuế). |
21. Suất hao phí tài sản ngắn hạn |
= Tài sản ngắn hạn bình quân / Doanh thu thuần |
Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần (lãi thuần, giá trị sản xuất) trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. |
22. Hệ số quay vòng hàng tồn kho |
= Giá vốn hàng bán / Hàng hóa tồn kho bình quân |
Phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. |
23. Số ngày bình quân của |
= 365 / Hệ số quay vòng hàng tồn kho |
Phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự ung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy. |
24. Hệ số lợi nhuận trên |
= Lợi nhuận thuần sau thuế / Vốn kinh doanh bình quân |
Phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận trong kỳ. |
25. Hệ số lợi nhuận trên |
= Lợi nhuận thuần sau thuế / Doanh thu thuần |
Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. |
26. Hệ số lợi nhuận trên |
= Lợi nhuận thuần sau thuế / Tổng thu trong kỳ |
Phản ánh 1 đồng tổng thu đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. |
27. Suất hao phí của vốn |
= Vốn kinh doanh bình quân / Lợi nhuận thuần sau thuế |
Phản ánh số vốn cần đầu tư để được 1 đồng lợi nhuận thuần sau thuế. |
28. Hệ số lợi nhuận trên |
= Lợi nhuận thuần sau thuế / Vốn chủ sở hữu Bq |
Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. |
4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỔ PHẦN |
||
29. Tỷ suất lợi nhuận của |
= Lãi thuần sau thuế / Vốn cổ phần bình quân |
Phản ánh thu nhập trên vốn cổ đông bình quân trong kỳ |
30. Thu nhập của một |
= (Lãi sau thuế – Cổ tức của CP ưu đãi) / Số lượng CP thường |
Phản ánh thu nhập bình quân của cổ phiếu thường trong kỳ |
31. Tỷ giá thị trường/ thu nhập |
= Giá thị trường của 1cổ phiếu / Thu nhập của 1 cổ phiếu thường |
Phản ánh ở một mức độ nhất định tiềm năng phát triển và sự đánh giá của thị trường đối với khả năng sinh lời của DN. |
32. Tỷ lệ trả lãi cổ phần |
= Tiền mặt trả cổ tức mỗi cổ phiếu thường / Thu nhập mỗi 1 cổ |
Phản ánh tỷ lệ số thu nhập của cổ phiếu thường được chi trả lãi. |
33. Tỷ suất sinh lãi cổ phần |
= Tiền mặt phải trả cổ tức / Thị giá cổ phiếu thường |
Phản ánh tỷ lệ hoàn vốn tổng quát cho chu kỳ đầu tư vào cổ phiếu. |
5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH |
||
34. Tỷ lệ lãi gộp |
= Lãi gộp / Doanh thu thuần |
Phản ánh quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu. |
35. Tỷ lệ lãi thuần từ HDKD |
= Lãi thuần từ HDKD trước thuế / Doanh thu thuần |
Phản anh quan hệ giữa lãi thuần với doanh thu. |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.