Hs code bộ chuyển đổi tín hiệu

hs code bộ chuyển đổi tín hiệu

Hiện nay, trong thời đại công nghệ số có rất nhiều các thiết bị hiện đại với những tính năng chuyên biệt ra đời. Mỗi thiết bị lại được xây dựng cho mình một tín hiệu phù hợp. Vậy làm thế nào để nhiều thiết bị có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau. Để đơn giản hóa vấn đề đó, bộ chuyển đổi tín hiệu ra đời như một lời giải đáp. Vậy bộ chuyển đổi tín hiệu là gì, chúng có đặc điểm gì và có những loại nào, mã hs code bộ chuyển đổi tín hiệu là gì? Hôm nay Luật rong Ba sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé.

Tổng quan về bộ chuyển đổi tín hiệu

Trước tiên ta cần hiểu, chuyển đổi tín hiệu chính là việc biến tín hiệu từ đầu vào A sang đầu ra B theo một yêu cầu, mục đích nào đó. Theo đó ta có thể hiểu dễ dàng hơn về định nghĩa bộ chuyển đổi tín hiệu hay thiết bị chuyển đổi tín hiệu. Bộ chuyển đổi tín hiệu là một thiết bị dùng để đưa tín hiệu xuất ra từ một thiết bị thành một tín hiệu hoàn toàn mới, mục đích để đảm bảo tín hiệu output ra giúp người dùng xử lý được vấn đề cần thiết.

Các loại tín hiệu thường được chuyển đổi trong công nghiệp đó là tín hiệu Analog, tín hiệu Relay, tín hiệu Modbus RTU, RS485,… và đặc biệt với tín hiệu Analog thì 4-20ma, 0-10v, 1-5v, 2-10v là 4 trên 10 tín hiệu analog thường dùng nhiều trong nhà máy, khu công nghiệp. 4-20ma là tín hiệu gần như 90% các nhà máy đều sử dụng bởi khả năng vượt trội của mình.

Mỗi bộ chuyển đổi tín hiệu lại có những đặc trưng riêng biệt. Ta có thể lấy các ví dụ đơn giản: bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu modbus sẽ đưa các tín hiệu 4-20ma, 0-10v về dạng dòng tín hiệu modbus RTU hoặc tín hiệu modbus RS485 hay bộ chuyển đổi tín hiệu cảm biến nhiệt độ Pt100 dùng để đưa các tín hiệu nhiệt độ pt100 thành các tín hiệu 4-20ma 0-10v hoặc tín hiệu relay,…

Một số bộ chuyển đổi tín hiệu thường được sử dụng như:

Đầu vào: cảm biến nhiệt độ PT100, PT1000, can nhiệt : K, R, S, B … qua bộ chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu đầu ra chuẩn 4-20mA

Đầu vào là tín hiệu analog 0-10V qua bộ chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu đầu ra 4-20mA hoặc 0-20mA

Đầu vào tín hiệu analog 0-20mA qua thiết bị chuyển đổi tín hiệu  thành tín hiệu đầu ra là 4-20mA hoặc 0-10V

Đầu vào: tín hiệu xung qua thiết bị chuyển đổi tín hiệu được chuyển thành tín hiệu đầu ra là 4-20mA, 0 -20mA, 0-10V …

Đầu vào là tín hiệu xung qua thiết bị chuyển đổi tín hiệu được chuyển thành tín hiệu đầu ra là một tín hiệu xung tần số khác

Ngoài ra còn có những bộ chuyển đổi tín hiệu từ chuẩn này sang chuẩn khác như: Bộ chuyển đổi RS232/485/422 sang Ethernet, Bộ chuyển đổi RS232/485/422 sang Quang, Bộ chuyển đổi RS232/485/422 sang Wifi, Bộ chuyển đổi Video sang quang,…

Nếu như trước đây những bộ chuyển đổi này được một vài hãng lớn cung cấp: Peperl Fushs , MTL , Phoenix contact,… thì giờ đây chúng được cung cấp một cách đa dạng với nhiều hãng sản xuất hơn và xuất xứ từ nhiều quốc gia hơn. Có thể kể đến một vài hãng tiêu biểu: ATC, USR, 3onedata, AOA,… từ đa dạng các quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Úc,… Hiện nay BKAII đang là nhà cung câp những bộ chuyển đổi của nhiều hãng tên tuổi. Những sản phẩm của BKAII đa dạng từ mẫu mã đến tính năng, mục đích sử dụng.

hs code bộ chuyển đổi tín hiệu
hs code bộ chuyển đổi tín hiệu

Mã hs code bộ chuyển đổi tín hiệu

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thiết bị chuyển đổi tín hiệu có HS thuộc Chương:

8517

Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.

85176269

– – – – Loại khác

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Mã HS Code là gì?

HS Code được viết tắt từ từ Harmonized System Codes

Dịch nôm na ra Tiếng Việt là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (mà khi đi học lý thuyết chúng ta đã có thể nghe).

Mục tiêu khi sử dụng mã HS Code đó là nhằm phân loại các loại hàng hóa thành một hệ thống chuẩn, với danh sách mã số cho các loại hàng hóa được áp dụng ở tất cả các quốc gia. Việc này tạo điều kiện cho việc thống nhất “ngôn ngữ hàng hóa chung”, giúp đơn giản hóa công việc cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hiệp ước, hiệp định thương mại quốc tế.

Dựa vào mã HS Code, các cơ quan hải quan sẽ tiến hành áp các thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa. Ngoài ra, Nhà nước cũng dựa vào HS Code để thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập thực tế qua các nhóm hàng, loại hàng chi tiết.

Từ bản chất nói trên, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn HS Code là gì.

HS Code hay mã HS là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.

Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới quy ước mã hàng hóa là dãy có 10 hoặc 12 số (tùy theo quy định của mỗi quốc gia).

Nội dung 6 quy tắc tra mã HS code như thế nào?

Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh

Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa ⇒ chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương ko thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm.

Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó ⇒ điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.

Ví dụ: Xác định mã HS của voi làm xiếc

Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống

Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chí giải 1.c của chương 1 là trừ “động vật thuộc chương 95.08

Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000

Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm.

Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống

Trong biểu thuế có mục định danh và cụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống” đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã 01012100.

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện

Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Xe đạp thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe đạp

Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.

Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó.

Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh ⇒ được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai ⇒ được áp mã như chai hoàn thiện.

Việc lấp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lấp ráp.

Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Chỉ áp dụng quy tắc này sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.

Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.

Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.

Ví dụ: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: cà phê, sữa, đường. Vậy hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê.

Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a

Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã mô tả cụ thể và chính xác nhất là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện

Quy tắc 3b

Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau ⇒ phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.

Ví dụ: bộ sản phẩm chăm sóc tóc gồm: Kẹp điện cuộn tóc, lược, ghim tóc

Chúng ta cần đánh giá sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp theo mã HS của sản phẩm đó. Trong bộ sản phẩm trên chúng ta thấy Kẹp điện cuộn tóc có tính năng nổi trội nhất nên sẽ lựa chọn mã HS của sản phẩm này áp vào mã HS của

Quy tắc 3c

Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Ví dụ: Ta có sản phẩm sửa chữa gồm: Tô vít, Kìm, Cờ Lê

Khi tra mã HS của 3 sản phẩm này, bạn thấy Cờ Lê là sản phẩm có mã HS nằm ở thứ tự sau cùng nên sẽ lấy mã HS của sản phẩm này để áp mã HS cho bộ sản phẩm sửa chữa.

Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Ví dụ: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý và mang tính nổi trội hơn đàn thì phỉa tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã HS code.

Quy tắc 5b: Bao bì

Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton…). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Ví dụ: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến hs code bộ chuyển đổi tín hiệu. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về hs code bộ chuyển đổi tín hiệu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775