Hồ sơ du học

hồ sơ du học

Khi đã có dự định đi du học, các bạn sẽ có 2 rào cản cần phải vượt qua. Thứ nhất là vòng trường – lấy thư nhập học. Thứ hai là vòng lãnh sự – lấy visa.

Để thành công vượt qua 2 rào cản này, tập hồ sơ cá nhân đẹp – đầy đủ – rõ ràng chính là vũ khí sắc bén mà bạn có.

Dưới đây sẽ là những giấy tờ mà các bạn cần chuẩn bị để có một hồ sơ du học chất lượng, hãy cùng Luật Rong Ba theo dõi nhé!

Một bộ hồ sơ du học gồm những gì?

Hồ sơ học tập & làm việc cá nhân

Hộ chiếu.

Học bạ, bảng điểm gần nhất.

Bằng tốt nghiệp.

Giấy khen và các chứng chỉ/chứng nhận (nếu có).

Chứng chỉ tiếng anh

Personal letter ( tùy trường yêu cầu, thường dành cho bậc đại học trở lên).

Lưu ý :

Đối với hồ sơ bậc thạc sỹ trở lên sẽ yêu cầu thêm:

CV

Personal Statement hoặc Motivation letter ( SOP) tùy trường.

Thư giới thiệu.

Hợp đồng lao động/ Giấy xác nhận công việc ( nếu đã hoặc đang đi làm)

Toàn bộ hồ sơ cần dịch thuật sang tiếng anh hoặc ngôn ngữ mà bạn sẽ dùng để học tập tại nước sở tại.

Nếu bạn đã học ở nước ngoài, ngoài các giấy tờ nêu trên, bạn cần có thêm các giấy tờ cư trú tại nước ngoài.

Nếu muốn theo học tại trường danh tiếng, bạn có thể sẽ được yêu cầu tham gia phỏng vấn qua điện thoại.

Hồ sơ nhân thân

Phần lớn các bạn đi du học sẽ do gia đình hỗ trợ tài chính. Phần này nhằm mục đích chứng minh quan hệ giữa bạn và người sẽ hỗ trợ tài chính cho bạn đi học, cụ thể là bố mẹ. Bao gồm :

Giấy khai sinh

Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ.

Hộ khẩu.

Thư bảo lãnh tài chính.

Chứng minh nhân dân của bố mẹ.

Lưu ý :

trong trường hợp người khác ngoài bố mẹ bảo lãnh tài chính, bạn cần phải trình đủ giấy tờ thể hiện được quan hệ giữa bạn và người bảo lãnh.

Hồ sơ tài chính

Một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin visa du học nước ngoài, đó là hồ sơ chứng minh tài chính. Hồ sơ chứng minh tài chính là minh chứng tốt nhất cho khả năng chi trả của gia đình trong suốt thời gian bạn học tập tại nước ngoài.

Sổ tiết kiệm là mục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Số tiền trong sổ tiết kiệm thường cần đủ trang trải cho học phí và sinh hoạt phí 1 năm của bạn ở nơi đó.

Với một vài nước không yêu cầu sổ tiết kiệm như Hà Lan hay Canada dạng SDS, thì các bạn cũng cần phải mở tài khoản ngân hàng tại nước sở tại và chuyển trước số tiền này vào tài khoản.

Ngoài ra, tùy mỗi quốc gia mà bạn cần chuẩn bị nhiều hay ít giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập và tài sản :

Tài sản : đất đai, xe cộ, máy móc, tàu thuyền…

Nếu người bảo trợ đi làm : giấy xác nhận cộng việc, quyết định bổ nhiệm, bảng lương, sao kê tài khoản lương…

Nếu người bảo trợ kinh doanh riêng : giấy phép kinh doanh, hợp đồng kinh tế, thuế thu nhập…

Nếu người bảo trợ có góp vốn : Hợp đồng góp vốn, bảng chia lãi..

Nếu người bảo trợ cho thuê nhà đất : hợp đồng cho thuê, giấy sở hữu nhà đất..

Tùy mỗi trường hợp mà việc chuẩn bị giấy tờ tài chính nhiều hay ít sẽ có sự khác biệt. Tốt nhất, bạn nên tìm đến những đơn vị tư vấn , chuyên gia về làm hồ sơ du học, di trú để có được lời khuyên hiệu quả. Cũng là giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro rớt visa sẽ gây nhiều hệ lụy về sau.

Nếu bạn chuẩn bị kỹ những mục cần có trong hồ sơ xin visa du học nước ngoài, thì việc xin visa du học sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ thành công xin visa du học và chạm tay được đến ước mơ của mình!

hồ sơ du học
hồ sơ du học

Hồ sơ du học của một số quốc gia

Vấn đề hồ sơ du học của những quốc gia khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về những loại giấy tờ. Cụ thể yêu cầu về hồ sơ du học của một số quốc gia như sau:

Hồ sơ du học Anh cần những gì

Hồ sơ du học Anh sẽ cần rất nhiều các giấy tờ liên quan như sau:

Giấy khai sinh

Hộ chiếu

Bảng điểm/Bằng cấp gần nhất

Giấy xác nhận học khác (nếu có)

Chứng chỉ IELTS UKVI (tối thiểu 4.5 hoặc 5.0 tùy trường)

Giấy xác nhận việc làm/Hợp đồng lao động (nếu có)

Hồ sơ chứng minh tài chính

Giấy đồng ý của ba mẹ

Thư hỗ trợ xin visa được cấp bởi trường các bạn đăng ký học. Trường phải thuộc trong Danh sách các trường đã đăng ký cấp phép với Cục Biên Giới Anh. Việc này sẽ đem lại cho các bạn 30/ 40 điểm cần thiết để được xét duyệt cấp visa.

Bằng chứng về khả năng tài chính của gia đình các bạn. Hoàn thành bước này các bạn đạt đủ 10 điểm cần thiết còn lại để được xét duyệt visa

Bằng chứng về các bằng cấp của bạn mà dựa vào đó trường xem xét để chấp nhận các bạn vào khóa học.

Những giấy tờ khác có liên quan đến tài chính.

Có một điều bạn cần nhớ rằng khi chuẩn bị hồ sơ du học Anh, bạn cần đáp ứng yêu cầu đầu vào của khóa học mà mình lựa chọn. Trình độ học vấn, khả năng tiếng Anh và vấn đề chi phí là những điều bạn cần phải chuẩn bị.

Bên cạnh đó, bạn hãy tự chuẩn bị bản kế hoạch học tập cá nhân và phát triển bản thân chi tiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình du học của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Thời gian nộp hồ sơ du học Anh

Có 2 khoảng thời gian để bạn nộp hồ sơ du học Anh đó là vào tháng 1 hoặc tháng 9. Đây là thời gian các khóa học sẽ tổ chức kỳ tuyển sinh.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ngành học chỉ tiến hành tuyển sinh ở 1 thời điểm nhất định trong năm. Vì vậy, bạn cần theo dõi và cập nhật thông tin thường xuyên để không bỏ lỡ kỳ học mà mình mong muốn.

Thủ tục du học Anh Quốc bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau:

Lựa chọn trường.

Nộp đơn xin nhập học.

Nhận thư nhập học.

Hoàn tất hồ sơ cá nhân, hồ sơ xin visa.

Chứng minh tài chính sau khi vượt qua bài phỏng vấn.

Đợi visa được xét duyệt là bạn có thể hoàn tất hồ sơ du học Anh.

Một điều bạn cần chú ý đó là nên làm hồ sơ du học Anh trước 3 tháng để kịp cho Lãnh Sự Quán xét duyệt hồ sơ.

Việc làm hồ sơ sớm sẽ giúp bạn có thêm thời gian giải quyết vấn đề phát sinh. Thêm nữa, bạn cũng sẽ có thời gian để bổ sung nhiều giấy tờ cần thiết.

Trước khi đi du học Anh, điều bạn cần làm đó là chuẩn bị tâm lý và hành trang thật tốt. Du học không đơn giản như các bạn vẫn thường nghĩ. Bạn phải tự lập và tự chủ động hơn trong cuộc sống.

Lưu ý khi làm hồ sơ du học Anh

Khi chuẩn bị hồ sơ du học Anh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Những bạn đang có ý định du học Anh nhất định phải trên 16 tuổi. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu khi xin visa cho sinh viên thông thường.

Nếu không đủ 16 tuổi, hồ sơ xin du học của bạn khả năng cao sẽ bị loại. Vì vậy, bạn cần chú ý đến độ tuổi khi xin visa du học.

Không chỉ vậy, tài liệu bạn gửi kèm hồ sơ xin visa du học phải là bản gốc và có kèm theo bản dịch tiếng Anh đã công chứng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể gửi copy bằng tiếng Việt.

Hơn nữa, khi gửi tài liệu có kèm bản dịch tiếng Anh sẽ tiết kiệm thời gian dịch thuật. Hồ sơ của bạn sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn.

Hãy đảm bảo rằng tất cả thông tin, tài liệu bạn cung cấp là chính xác. Nếu bạn cung cấp những thông tin không trung thực, bạn sẽ bị cấm nộp hồ sơ xin visa vào Anh trong vòng 10 năm.

Khi đã hoàn tất hồ sơ xin du học Anh, bạn sẽ không thể bổ sung bất cứ giấy tờ nào. Điều này bạn cần phải ghi nhớ thật kỹ càng, tránh trường hợp nộp nhầm hay nộp sai giấy tờ. Tất cả tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ là căn cứ để quyết định việc bạn có được cấp thị thực không.

Hồ sơ du học Mỹ

Hồ sơ đăng ký nhập học

Hồ sơ đăng ký nhập học bao gồm các giấy tờ sau:  

Đơn xin theo học (điền trên mạng hoặc dùng mẫu đơn của chính trường bạn muốn theo học) và phí xét duyệt hồ sơ

Bảng điểm các năm học (3 năm gần nhất, từ năm lớp 9, 10, 11,có thể dùng bản sao dịch thuật công chứng, hoặc bản dịch song ngữ tiếng Anh – tiếng Việt có dấu xác nhận của trường)

Chứng chỉ tiếng Anh (IELTS/TOEFL iBT/ chứng chỉ khác thay thế)

Các chứng chỉ của các bài thi chuẩn hóa quốc tế khác như SAT/ACT (nếu có)

Các bằng khen, và các chứng chỉ về thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa (nếu có)

Thư giới thiệu của thầy/cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tại trường

Bài luận cá nhân/ Personal statement (hầu hết các trường trường Đại học sẽ yêu cầu 01 bài luận cá nhân với độ dài là 650 từ)

Bài luận phụ (một số trường sẽ yêu cầu 1-2 bài luận phụ, có trường sẽ có nhiều hơn, và có trường sẽ không yêu cầu bài luận phụ)

Lưu ý:

Nếu học sinh đã học ở nước ngoài cần có giấy tờ học vấn ở nước ngoài, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa…

Các trường ở Mỹ không có chuẩn chung mà sẽ tùy vào điều kiện và yêu cầu của từng trường mà có chuẩn đầu vào riêng khi xét hồ sơ xin nhập học của du học sinh.

Để xin học tại các trường đại học thì học lực của bạn phải từ khá giỏi trở lên.

Nếu muốn theo học và xin học bổng vào các trường danh tiếng bạn có thể phải nộp thêm một số bài luận hoặc tham gia phỏng vấn.

Nếu muốn theo học các chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc hay âm nhạc…, bạn sẽ phải nộp thêm các sản phẩm như portfolio hay audition.

Về trình độ tiếng Anh: Đại học, yêu cầu IELTS >= 6.0 – 6.5 hoặc TOEFL iBT >= 79 – 90

Ngoài IELTS hoặc TOEFL, bạn có thể sử dụng các loại chứng chỉ tiếng Anh có hiệu lực quốc tế khác.

Hồ sơ chứng minh tài chính

Thủ tục chứng minh tài chính du học Mỹ vô cùng nghiêm ngặt, quyết định tới 80% việc lấy visa du học Mỹ thành công. Hồ sơ chứng minh tài chính “chuẩn” cần có đủ những giấy tờ sau:

Bằng chứng tài sản lưu động đủ chi trả 1 năm học phí và sinh hoạt phí khi du học Mỹ cũng như bằng chứng tài chính đủ để chi trả cho những năm học còn lại

Bản khai thu nhập cá nhân trong vòng 3 năm trở lại đây

Bản sao kê của ngân hàng trong vòng 3 năm trở lại đây và/hoặc bảng kê tiền gửi kì hạn của phụ huynh hoặc người bảo trợ

Hợp đồng lao động

Giấy tờ chủ quyền nhà, đất

Sổ tiết kiệm, giấy xác nhận gửi tiết kiệm

Nếu gia đình bạn có công ty, doanh nghiệp, cần chuẩn bị:

Giấy phép đăng kí kinh doanh (công ty phải thành lập từ 3 năm trở lên trước khi làm hồ sơ du học Mỹ)

Báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập trong 3 năm gần nhất

Hợp đồng giao dịch

Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Bảng chia lãi

Phải hết sức trung thực trong quá trình chứng minh tài chính bởi nếu nhân viên xử lý hồ sơ phát hiện du học sinh nộp sai tài liệu, rất có thể đơn xin visa du học Mỹ của bạn sẽ không thành công..

Hồ sơ xin visa du học Mỹ

Sau khi nhận được thư mời học theo mẫu I-20, học sinh tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Mỹ. Để tiến hành xin visa (thị thực), bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Xác nhận xin visa DS 160 (điền trên mạng và ký tên đầy đủ)

Xác nhận đóng phí an ninh nội địa  (SEVIS) (thanh toán qua mạng và in xác nhận)

Biên lai đóng phí phỏng vấn

I-20 và thư mời

Học bạ và chứng chỉ tiếng Anh

Ảnh 5×5 – hình chuẩn quốc tế (nền trắng, chụp thẳng, tóc không che tai)

Bản gốc hộ chiếu

Giấy khai sinh

Chứng minh thư nhân dân

Hộ khẩu

Đăng ký kết hôn của cha mẹ

Hồ sơ chứng minh tài chính

Những điều quan trọng nhất cần chú ý

Hồ sơ thật 100% và cầm theo bản chính trong buổi phỏng vấn

Khả năng sử dụng tiếng Anh tốt để giao tiếp được trong buổi phỏng vấn cũng như có khả năng để học tập được ở các trường đại học Mỹ

Thái độ thân thiện, dứt khoát, trung thực khi phỏng vấn để cơ hội xin visa thành công cao hơn

Tường trình chi tiết, lý giải kế hoạch học tập tại Mỹ để thuyết phục Lãnh sự quán cấp visa.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến hồ sơ du học. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về hồ sơ du học.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.      

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775