Giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp

Giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp

Câu hỏi: giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp quy định như thế nào? Cho mình hỏi mình muốn nhận tiền thất nghiệp thì cần hồ sơ gì và đến đâu? Họ có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không?

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Rong Ba, sau đây chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp là gì, nhận ở đâu

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động nhằm giúp hỗ trợ cho người lao động khi không may bị mất việc để trang trải chi phí cuộc sống và có cơ hội học tập, kiếm việc mới hiệu quả. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương cơ sở đang tham gia.

Bên cạnh đó, theo quy định mới nhất, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải có tối thiểu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp là trung tâm dịch vụ việc làm. Đơn vị này sẽ có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị mất việc.

Bên cạnh đó, hàng tháng, người lao động còn phải đến đây để thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm mới theo quy định mới được hưởng trợ cấp.

Cơ quan chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp chính là bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi người lao động đăng ký nhận trợ cấp.

Vì thế, để giải quyết các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp, bạn phải đến đúng giờ làm việc của 2 cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên

Bảo hiểm thất nghiệp có làm việc thứ 7 không

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải: 

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ, để được nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tháng đầy đủ, người lao động phải thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nếu không thông báo theo đúng ngày hẹn, trợ cấp thất nghiệp tháng đó của người lao động sẽ không được chi trả.

Theo Luật Việc làm 2013, địa điểm nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu chính là cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương. Cơ quan này sẽ thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động cùng với thẻ bảo hiểm y tế.

Trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan bảo hiểm xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập và làm việc theo giờ hành chính nhà nước.

Theo quy định hiện nay, giờ làm việc của bảo hiểm thất nghiệp cũng áp dụng theo giờ hành chính nhà nước, bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Các tổ chức này về mặt pháp lý sẽ không làm việc vào ngày thứ 7 và chủ nhật. Do đó, trong các giấy hẹn luôn có khoảng thời gian cụ thể chứ không cố định một ngày nào đó trùng với thứ 7 hoặc chủ nhật. Vì vậy, người lao động nên sắp xếp thời gian và công việc hợp lý để giải quyết các thủ tục hiệu quả. 

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt các cơ quan, tổ chức này làm việc ngoài giờ hành chính để phục vụ nhu cầu của người lao động.

Để biết rõ chính xác trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan bảo hiểm xã hội muốn nộp hồ sơ, nhận trợ cấp thất nghiệp có làm việc thứ 7 không, bạn hãy liên hệ với số điện thoại của đơn vị đó trước khi đến.

Thông tin liên hệ của trung tâm dịch vụ việc làm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại từng địa phương đều được cung cấp rõ ràng thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đó.

Giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp

Mặc dù là đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải địa phương nào cũng có quy định về giờ làm việc giống nhau.

Dù vậy, vẫn có một điều mặc định sẵn đó là làm đủ 8h một ngày. Các khung giờ quen thuộc và phổ biến hiện nay như sau:

  • Buổi sáng từ 8h – 12h hoặc từ 7h30 – 11h30.
  • Buổi chiều từ 13h – 17h hoặc từ 13h30 đến 17h30.

Ngoài ra, có một số nơi sẽ quy định giờ làm việc khác trong ngày. Bạn nên liên lạc trước với cơ quan muốn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp để biết cụ thể và sắp xếp thời gian đến làm thủ tục hợp lý.

Để tra cứu số điện thoại của cơ quan muốn làm thủ tục, bạn chỉ cần gõ trên google theo cú pháp số điện thoại + cơ quan + địa phương.

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

– Sổ BHXH

– 2 ảnh 3 x 4

– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp
Giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

– Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Ví dụ:

Ngày 1/10/2016 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.

Ngày 20/10/2016 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN

Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2016

Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2016

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2016

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2016

– Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp,

Trên đây là những nội dung về dịch vụ luật sư tư vấn giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp mà Luật Rong Ba muốn cung cấp đến quý khách hàng. Hy vọng phần tư vấn về vấn đề giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775