Giấy phép thành lập công ty

Hiện nay, trong dư luận đang xôn xao về việc xác định giấy phép thành lập công ty và giấy phép kinh doanh là một.

Có nhiều người đồng tình với quan điểm này và cho rằng khi doanh nghiệp được thành lập sẽ được cấp luôn giấy phép kinh doanh.

Cũng có nhiều người khẳng định đây là hai loại giấy phép khác nhau. Để làm rõ vấn đề giấy phép thành lập công ty chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới đây.

Giấy phép thành lập công ty là gì

Nhu cầu thành lập công ty đang ngày càng phổ biến và để hợp pháp hóa doanh nghiệp được thành lập thì phải được đăng ký hợp pháp thông qua việc xin đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhiều người vẫn thường gọi chung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy phép thành lập công ty.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp như sau

Điều 5. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Theo đó, việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là phòng đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc với mọi tổ chức, cá nhân khi muốn thành lập doanh nghiệp.

Mặt khác, Trường hợp tổ chức cá nhân thành lập doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2-16/NĐ-CP về vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp với nội dung như sau phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Có lẽ chính vì nghĩa vụ bắt buộc này nên nhiều người nghĩ việc thành lập doanh nghiệp phải được cấp phép và vì vậy gọi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy phép thành lập công ty.

Giấy đăng ký doanh nghiệp là 1 loại giấy tờ được nhà nước ban hành cấp phép và chứng nhận cho 1 cá nhân, tổ chức đứng đầu được phép thành lập công ty, doanh nghiệp, tuân theo các điều kiện mà nhà nước quy định trong luật Doanh nghiệp 2014.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công, nó thể hiện các thông tin liên quan đến công ty, doanh nghiệp đã đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước trước đó. Nó đại diện cho quyền bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp.

Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh.

Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

Lòng tin của khách hàng: Việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng.

Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh.

Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định.

Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty – doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đó là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi bạn đã đăng ký doanh nghiệp.

Giấy phép thành lập công ty có phải là giấy phép kinh doanh hay không

Nhiều người vẫn lầm tưởng giữa giấy phép thành lập công ty hay nói chính xác là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là một và được cấp khi thành lập một doanh nghiệp mới.

Sự nhầm lẫn này không chỉ xảy ra với người không am hiểu kiến thức pháp luật mà cũng có bộ phận làm trong lĩnh vực pháp lý không hiểu rõ về bản chất của loại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng định đây là hai loại giấy khác nhau.

Về bản chất, việc đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn khác với việc cấp phép, tức là cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền cho phép,

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng không phải là giấy phép kinh doanh (Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

Trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp là chủ thể chi phối mọi hành vi của doanh nghiệp, do đó khi doanh nghiệp vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc cốt lõi trong đăng ký doanh nghiệp, được quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2014:

Cơ quan đăng ký kinh doanh “chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp”.

Ngoài ra, việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp là nhằm tạo điều kiện cho số đông các doanh nghiệp có nhu cầu làm ăn, kinh doanh chân chính, muốn tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho người lao động.

Việc các doanh nghiệp lợi dụng cơ chế, chính sách để có hành vi vi phạm pháp luật chỉ là thiểu số, không thể vì thế mà đưa ra các quy định thắt chặt thủ tục gia nhập thị trường, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp đã phân định rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, với sự tham gia của tất cả các cơ quan có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trách nhiệm giám sát của cả cộng đồng chứ không chỉ riêng trách nhiệm của một cơ quan cụ thể.

Vì doanh nghiệp thường kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên doanh nghiệp vi phạm ở lĩnh vực nào thì cơ quan chuyên ngành đó có trách nhiệm theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm.

Hãy cùng nhìn sự so sánh giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với giấy phép kinh doanh qua bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chí

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh

Khái niệm

Là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện cấp

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt đúng quy định;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…)

Thời hạn sử dụng

Không có thời hạn sử dụng mà phụ thuộc vào sự tồn tại của doanh nghiệp và quyết định của doanh nghiệp.

Có thời hạn sử dụng và được thể hiện trong Giấy phép kinh doanh. Thường là từ vài tháng đến vài năm.

Quyền của Nhà nước

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ hồ sơ hợp lệ và đóng lệ phí theo quy định

Khi có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước vẫn có quyền từ chối nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy tờ “thân thuộc” nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nó được coi là “giấy tờ tùy thân” của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2014 ra đời đã có nhiều quy định mới liên quan đến vấn đề này.

Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung chính) là: (1) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; (2) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3) Vốn điều lệ; (4) Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Cụ thể, đó là thông tin về: Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.

Như vậy, trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không có nội dung ngành, nghề kinh doanh kinh doanh và danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần). 

Điều này dẫn đến việc khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh; thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chỉ phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới như hiện nay (Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014). 

Doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty thương mại và phân phối không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm thương mại của mình.

Như vậy, mỗi khi Doanh nghiệp thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh; thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, sẽ không mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây được coi như một điểm mới tiến bộ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Luật hiện hành.

Điều quan trọng hơn cả là việc bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề … Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp, làm cho doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh thực sự an toàn, đa công năng và rẻ hơn…

Theo quy định tại Điều 33 luật Doanh nghiệp 2014: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đây là điểm mới trong lần sửa đổi này. Bởi theo quy định hiện nay, doanh nghiệp được lựa chọn phương thức công bố như đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều kiện về đối tượng thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tất cả tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định khá rõ ràng và cụ thể các điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp. Điều này giúp các nhà đầu tư nhận thức được quyền năng của mình khi tiến hành đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp.

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp thì một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 không nêu các ngành nghề cấm kinh doanh. Thay vào đó, Điều 30 Luật Đầu tư 2005 quy định các lĩnh vực cấm đầu tư bao gồm các dự án gây phương hại đến:

Quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng;

Di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

Sức khỏe nhân dân, hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường;

Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm.

giấy phép thành lập công ty
giấy phép thành lập công ty

Tuy nhiên, cơ sở để xác định phạm vi của các lĩnh vực cấm đầu tư là chưa được rõ ràng nên về bản chất, không thể xác định được cụ thể giới hạn cấm đầu tư. Điều này có thể gây ra những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Vấn đề này đã hoàn toàn thay đổi trong Luật Doanh nghiệp 2014. Điều 7 về quyền của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Đồng thời, Luật Đầu tư 2014 đã chuyển cách thức tiếp cận từ “chọn cho” sang nguyên tắc “chọn bỏ”.

Đây là một sự thay đổi tư duy hết sức quan trọng hướng tới một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây, phương pháp tiếp cận là “chọn – cho” – có nghĩa là trong luật quy định những lĩnh vực được phép đầu tư kinh doanh, thì lần này Luật Đầu tư 2014 sử dụng phương pháp tiếp cận là “chọn – bỏ” – có nghĩa là quy định cụ thể những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; tất cả ngành, nghề kinh doanh khác thì nhà đầu tư, doanh nghiệp được kinh doanh theo quy định.

Cụ thể, Luật Đầu tư 2014 nêu rõ 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm: kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Như vậy, nếu như ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư 2014 thì doanh nghiệp đã đảm bảo điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập

Việc đặt tên doanh nghiệp dự kiến thành lập thực hiện theo các quy định tại Điều 38 đến Điều 42 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và bao gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Đồng thời, phải tuân thủ các quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký; Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định: “Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của Phòng đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng”.

Các quy định về tên doanh nghiệp nhằm hạn chế, khắc phục việc mạo danh, giả danh, mượn danh của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh và tình trạng dễ nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, gây ra những ảnh hưởng không tốt với cộng đồng doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh.

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định và phải thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp.

Cụ thể, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Điều kiện về hồ sơ hợp lệ

Hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ  theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.

Điều kiện về nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện cần để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân: quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014

Đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần: quy định lần lượt tại các Điều 21, 22 và 23 Luật Doanh nghiệp 2014.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể sau:

Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.

Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường, đồng thời, việc giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ.

Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc trong đó có 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn xuống còn tối đa 3 ngày làm việc.

Cụ thể hóa quy định nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Theo đó, Hệ thống đăng ký thuế tự động tạo mã số thuế mà không cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Luật Rong Ba

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Rong Ba làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Luật Rong Ba

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba

Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Rong Ba sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Rong Ba bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Rong Ba trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Rong Ba mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Luật Rong Ba sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Luật Rong Ba cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Rong Ba sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Luật Rong Ba cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Rong Ba!

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà nhiều người vẫn hay gọi là giấy phép thành lập công ty để bạn đọc tham khảo và có sự phân biệt rõ với giấy phép kinh doanh. Nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ nào hãy liên lạc với Luật Rong Ba để được tư vấn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin