Giấy chứng nhận sản phẩm

giấy chứng nhận sản phẩm

Chứng nhận sản phẩm là việc xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu quy định nêu trong chuẩn mực chứng nhận theo các quy tắc, thủ tục/quy trình và chỉ dẫn cho việc tiến hành hoạt động đánh giá chứng nhận. Vậy giấy chứng nhận sản phẩm là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận sản phẩm

Theo quy định tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 thì sản phẩm như trên, bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm như sau:

Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( theo mẫu số 1 Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành ( có đóng dấu )- theo mẫu số 2

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài ( bản sao công chứng )

Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan qảun lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng với nước khoáng thiên nhiên phải thêm Phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.

Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn ( có đóng dấu của thương nhân )

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận đã được cấp ( bản sao )

Bản sao Giấy chứng nhận sở hưu nhãn hiệu hàng hoá ( nếu có )

Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ chứng nhận cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

Bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất ( áp dụng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen

Bạn chuẩn bị hồ sơ nêu trên thành 2 bộ đầy đủ và nộp lên Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế. Theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 4 Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT thì Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính phù hợp với các quy định của Nhà nước. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm:

– Cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nếu nội dung của hồ sơ công bố phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và gửi trả lại cho thương nhân 01 bộ (có đóng dấu giáp lai của cơ quan cấp).

– Thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho thương nhân hoàn chỉnh bộ hồ sơ nếu nội dung của tiêu chuẩn cơ sở hoặc nhãn sản phẩm chưa phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính ( nếu có )

Sản phẩm thực phẩm phải công bố bao gồm:

– Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.

– Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại văn bản này.

 Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy chế này.

Thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ).

Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế ( Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ) nếu nước nhập khẩu yêu cầu.

Các thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nêu ở khoản 2 của Điều 4 của Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005, nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn hoặc cơ quan được Sở Y tế ủy quyền.

5. Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( gọi tắt là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ) là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho thương nhân đã thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định bắt buộc áp dụng của pháp luật Việt Nam. Giấy chứng nhận này có giá trị ba (03) năm kể từ ngày ký và đóng dấu của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp

giấy chứng nhận sản phẩm
giấy chứng nhận sản phẩm

Mẫu giấy chứng nhận sản phẩm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP

Kính gửi:  Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5

THÔNG TIN CHUNG

1.1. Doanh nghiệp

– Tên tiến Việt:

– Tên tiếng Anh:

– Địa chỉ:

– Điện thoại:                      Fax:                            Email:

1.2. Người đại diện có thẩm quyền

Họ tên:                                                 Chức vụ:

1.3. Người liên hệ

Họ tên:                                                 Chức vụ:

Điện thoại:                                           Email:

1.4. Loại hình dooanh nghiệp

Quốc doanh *,                    Nước ngoài *,            Liên doanh *

Hợp doanh *,                     Cổ phần/TNHH *,      Khác *

1.5. Ngày thành lập

 

1.6. Mã số thuế

 

1.7. Số tài khoản

 

Tại:

1.8. Thị trường tiêu thụ chính

 

1.9. Cán bộ công nhân viên

Tổng số cán bộ công nhân viên:

Số nhân viên các đơn vị liên quan đến sản phẩm xin chứng nhận:

Nếu sản xuất theo ca, số nhân viên từng ca:

– Ca 1:                                      – Ca 2:                               – Ca 3:

1.10. Vị trí và khoảng  cách các địa điểm và số nhân viên tham gia vào quá trình tạo sản phẩm tại các địa điểm (nếu văn phòng và nơi sản xuất không cùng địa điểm)

– Văn phòng: Số CBNV…….. Khoảng cách tới đại điểm…. là……..

Địa chỉ: ………

– Địa điểm 2: Số CBNV…….. Khoảng cách tới địa điểm …. là……..

Địa chỉ: ……….

 – Địa điểm 3: Số CBNV…….. Khoảng cách tới địa điểm …. là……..

Địa chỉ: ………

1.11. Yêu cầu chứng nhận

Lần đầu  *         Lại  *      Thêm sản phẩm  *     Thêm tiêu chuẩn     *

1.12. Doanh nghiệp đã được chứng nhận hệ thống chất lượng nào?

ISO 9001    *                    QMS    *

HACCP      *                    Chưa     *

 THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

Sản phẩm đăng ký chứng nhận

Nhãn hiệu hàng hóa

Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn áp dụng

Sản lượng hàng năm

Doanh thu của sản phẩm

Tỉ trọng doanh thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Chú ý:

– Nếu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký bản quyền, đề nghị nhà sản xuất gửi kèm hồ sơ đăng ký

– Nếu nhãn hiệu chưa đăng ký đề nghị nhà sản xuất ghi rõ vào bản đăng ký chứng nhận

HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG (Chỉ thực hiện khi chưa có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng)

Doanh nghiệp đã ban hành và áp dụng các quy định dưới đây chưa

Chưa

3.1

Ban hành chính sách, mục tiêu chất lượng, đại diện lãnh đạo về chất lượng

 

 

3. 2

Xác định trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các đơn vị cá nhân trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đăng ký chứng nhận

 

 

3.3

Xây dựng sơ đồ quy trình công nghệ và kế hoạch kiểm soát chất lượng của các sản phẩm đăng ký chứng nhận

 

 

3.4

Kiểm soát các tài liệu chất lượng

 

 

3.5

Kiểm soát vật tư nguyên liệu sản xuất

 

 

3.6

Nhận biết sản phẩm và trạng thái kiểm tra thử nghiệm

 

 

3.7

Kiểm soát các quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật

 

 

3.8

Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm

 

 

3.9

Lập và lưu giữ hồ sơ chất lượng

 

 

3.10

Kiểm soát, hiệu chuẩn và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm

 

 

3.11

Kiểm soát và xử lý các sản phẩm không phù hợp

 

 

3.12

Khắc phục,  phòng ngừa sự không phù hợp

 

 

3.13

Xử lý khiếu nại của khách hàng

 

 

3.14

Kiểm soát việc xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng

 

 

3.15

Đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo

 

 

NĂNG LỰC THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM XIN CHỨNG NHẬN

Thiết bị thử nghiệm

STT

Tên thiết bị

Phạm vi đo/ thử

Cấp chính xác

Nước/ năm sản xuất

Kiểm định/ hiệu chuẩn gần nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân viên thử nghiệm

STT

Họ tên

Trình độ

Thâm niên công tác

Nhiệm vụ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều kiện khác (nếu có)

THÔNG TIN VỀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

STT

Tên chỉ tiêu

(Của Tiêu chuẩn áp dụng)

Phương pháp thử nghiệm

Nơi thử

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỜI GIAN ĐỀ NGHỊ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ

Đánh giá sơ bộ (nếu cần):                                                   Đánh giá chính thức:

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu Quy định chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5 và cam kết các thông tin trên là đúng sự thật.

……………., ngày… tháng…năm……

Đại diện tổ chức/ cá nhân

(Ký tên và đóng dấu nếu có)

Quy trình cấp Giấy chứng nhận chất lượng 

Quy trình thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và các quy định liên quan, đảm bảo về giá trị sử dụng của giấy chứng nhận sau khi được cấp.

Cụ thể, CHÚNG TÔI sẽ thực hiện cấp chứng nhận CQ theo quy trình sau:

Trao đổi thông tin với khách hàng

Việc trao đổi thông tin với khách hàng sẽ giúp CHÚNG TÔI nắm được những thông tin cần thiết cũng như có được những thống nhất ban đầu với khách hàng để thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan

Sau khi đã trao đổi thông tin với khách hàng, CHÚNG TÔI sẽ đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan để giúp các doanh nghiệp tìm ra những thiếu sót trong khâu chuẩn bị tài liệu và kịp thời điều chỉnh.

Đánh giá chính thức

Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra và thẩm định thực tế, đối chiếu sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế để có những điều chỉnh thích hợp nhất. Sau đó, sẽ có một buổi họp thống nhất ý kiến với doanh nghiệp.

Thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận

Sau khi đã xem xét thấy hồ sơ tài liệu là phù hợp với thực tế thì CHÚNG TÔI sẽ tiến hành cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.

Đánh giá giám định định kỳ

Định kỳ 12 tháng/lần theo quy định của pháp luật, CHÚNG TÔI sẽ thực hiện đánh giá giám định về việc đảm bảo tuân thủ, duy trì các yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận của doanh nghiệp để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.

Đánh giá lại chứng nhận

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng chỉ có thời hạn trong vòng 3 năm. Do đó, hết thời hạn 3 năm, CHÚNG TÔI sẽ tiến hành đánh giá để cấp lại giấy chứng nhận thì giấy chứng nhận mới tiếp tục có hiệu lực trong 3 năm tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về giấy chứng nhận sản phẩm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về giấy chứng nhận sản phẩm và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775