Căn cước công dân gắn chip được mọi người rất quan tâm hiện nay. Các tỉnh thành phố đang tiến hành cấp căn cước công dân gắn chip cho người dân, thậm chí nhiều nơi còn tiến hành rất nhanh chóng và gấp rút. Vậy giấy cccd là gì và lợi ích của cccd gắn chip thể hiện như thế nào? hãy cùng Luật Rong Ba giải đáp thông qua bài viết sau nhé!
5 loại giấy tờ nên cập nhật sau khi làm thẻ CCCD
Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào vận hành và đang từng bước chia sẻ, liên thông dữ liệu cho các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan. Việc chia sẻ dữ liệu dân cư sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian, công sức.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan, tổ chức vẫn chưa được kết nối để khai thác dữ liệu dân cư nên trong một số thủ tục người dân đang bị chậm khi phải xác nhận số chứng minh nhân dân (CMND) và số thẻ căn cước công dân gắn chíp (CCCD) là của cùng một người.
Do đó, để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính, người dân nên đi cập nhật thông tin trên các giấy tờ sau:
Hộ chiếu
Hộ chiếu là giấy tờ quan trọng của mỗi công dân khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh. Do trên hộ chiếu thể hiện thông tin cá nhân của mỗi người, trong đó có số CMND/CCCD nên khi công dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ CCCD thì nên đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú để làm thủ tục sửa đổi hộ chiếu.
Khi số CMND thay đổi thì thông tin cá nhân trong các hồ sơ tài khoản ngân hàng cũng không còn trùng khớp. Trong khi việc chia sẻ dữ liệu Quốc gia về dân cư chưa được liên thông hết các lĩnh vực thì việc thay đổi thông tin của tài khoản ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến các giao dịch.
Do đó, để đảm bảo thống nhất, trùng hợp trong các giấy tờ thì người dân sau khi đổi từ CMND 9 số sang thẻ CCCD thì nên đi cập nhật, điều chỉnh thông tin tài khoản ngân hàng.
Thay đổi thông tin đăng ký thuế
Khoản 2, Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Do đó, trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì khi thay đổi thông tin đăng ký thuế (ví dụ CMND, CCCD…) thì phải thông báo đến cơ quan thuế để được cập nhật, chỉnh sửa.
Giấy tờ nhà đất: Sổ hồng
Điểm a, khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, Điều 6 Thông tư 33/2017) có quy định về việc ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ hồng).
Thông tin ghi trên giấy chứng nhận bao gồm: Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.
Giấy tờ nhân thân là giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
Như vậy, thông tin số CMND/CCCD của người sử dụng, sở hữu đất đai được ghi nhận trong sổ hồng.
Việc thay đổi số CMND/CCCD không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất, không bắt buộc người sử dụng đất phải cập nhật thay đổi. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro giao dịch mua bán sau này (nếu có) thì nên cân nhắc thay đổi lại cho khớp số trên thẻ CCCD gắn chip.
Sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm y tế
Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) của công dân không thể hiện trực tiếp thông tin số CMND/CCCD trên sổ, thẻ nên công dân không phải làm thủ tục đổi sổ BHXH, thẻ BHYT mới khi đổi từ CMND 9 số qua thẻ CCCD gắn chip 12 số.
Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục liên quan như tra cứu quá trình tham gia BHXH, hạn sử dụng BHYT…thì công dân cần làm thủ tục cập nhật thông tin hồ sơ BHXH, thẻ BHYT.
Hiện nay, trong số gần 65 triệu thẻ CCCD gắn chip đã được in và trả cho người dân, Bộ Công an đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ BHYT lên thẻ CCCD nhằm phục vụ người dân và cơ quan y tế xác thực thông tin công dân khi tham gia khám, chữa bệnh được thuận tiện.
Nên làm CCCD gắn chíp trước 01/7/2022 để được giảm 50% lệ phí
Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC thì quy định về việc giảm 50% lệ phí cấp CCCD sẽ chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2022.
Sau khi được giảm thì mức thu lệ phí chỉ còn:
– 15.000 đồng/thẻ CCCD khi công dân chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ CCCD.
– 25.000 đồng/thẻ CCCD khi đổi thẻ căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.
– 35.000 đồng/thẻ CCCD khi đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân đã bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam:
Vì vậy, để được trải nghiệm những tiện ích của CCCD gắn chíp đã được nêu ở trên cũng như tiết kiệm được 50% chi phí cấp đổi thẻ thì người dân nên cân nhắc thực hiện thủ tục làm CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2022.
Không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng
Nếu như trước đây nhiều người còn băn khoan câu chuyện: Không có căn cứ pháp lý để xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến CCCD mà chỉ có căn cứ xử lý với CMND thì lời giải đáp đã xuất hiện tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, chính thức kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;”
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
“1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.”
Phạt đến 6 triệu đồng với hành vi cầm cố CCCD
Nếu như trước năm 2022 chỉ có quy định xử phạt hành vi thế chấp CMND, thì giờ đây, không riêng CMND mà việc cầm cố CCCD cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi cầm cố CCCD sẽ phạt tiền từ 04 triệu đồng đồng đến 06 triệu đồng.
Tổng đài 1900 0368 tiếp nhận hỗ trợ về căn cước công dân
Cụ thể, tổng đài 1900 0368 sẽ tiếp nhận phản ảnh, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của người dân về CCCD và quản lý dân cư.
Một số lưu ý khi gọi đến tổng đài:
– Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 1
– Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 2
– Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 3
– Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chip: Nhấn phím 4
– Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.
Tổng đài chỉ hoạt động từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong khung giờ 7h30 – 17h30.
Làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần mang theo giấy tờ gì?
Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Người dân cần mang theo:
+ CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu; hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:
+ CCCD mã vạch đã được cấp.
+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương; người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã; sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
Sau khi hoàn thành thẻ căn cước sẽ được gửi về tận nhà; công dân không phải đến nhận tại trụ sở công an để nhận.
Lệ phí làm thẻ căn cước công dân gắn chip
Từ 01/07/2022, người dân đi làm Căn cước gắn chip sẽ phải trả theo mức phí được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Theo đó mức phí được quy định như sau:
– Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí như sau:
Các trường hợp miễn lệ phí
– Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí
– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
– Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
– Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp về giấy cccd mà Luật Rong Ba gửi đến các bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan, tích cực và chính xác nhất về nội dung trên. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu về căn cước công dân gắn chip hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ ngay với Luật Rong Ba để được tư vấn kịp thời và miễn phí.