Ngành tài chính là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của toàn cầu. Dưới sự ảnh hưởng của lĩnh vực này, nhu cầu du học ngành tài chính của các bạn trẻ không ngừng tăng cao.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời, tài chính còn là lựa chọn hoàn hảo dành cho thế hệ “gen z” và sau nữa? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu ngay sau đây.
Học Tài chính là học gì?
Về cơ bản, ngành tài chính (Finance) liên quan đến việc quản lý tiền bạc – một chủ đề có tầm quan trọng đáng kể đối với mọi lĩnh vực xã hội và kinh doanh.
Lựa chọn du học ngành tài chính, bạn sẽ có cơ hội nâng cao kiến thức lý thuyết và thực tiễn về tài chính, bao gồm cả những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực này.
Kinh tế và thống kê cũng được đề cập tới trong khoá học, bởi những chủ đề này rất quan trọng và có liên quan mật thiết tới ngành tài chính.
Các chủ đề tài chính quan trọng khác có thể được giảng dạy bao gồm kế toán, phương pháp toán học, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và công nghệ thông tin.
Sau năm học đại cương, sinh viên sẽ được lựa chọn những môn học chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính tuỳ thuộc vào hướng đi cụ thể mà bạn muốn theo đuổi, chẳng hạn như thuế, kiểm toán, chiến lược kinh doanh, luật kinh doanh, kế toán quản trị, lý thuyết kế toán nâng cao hay quản lý rủi ro.
Ngành Tài chính có yêu cầu đầu vào như thế nào
Yêu cầu đầu vào đối với ngành học tài chính khác nhau giữa các tổ chức giáo dục. Tuy rằng nhiều trường đại học tốt không yêu cầu sinh viên có bằng cấp cụ thể, bạn sẽ cần có thành tích học tập tốt (đặc biệt là về toán học) và năng khiếu đối với các môn học như tiếng Anh, truyền thông, toán học hay kế toán để theo học ngành tài chính.
Cấu trúc khóa học và phương pháp đánh giá như thế nào
Thông thường, bằng cử nhân tài chính sẽ kéo dài từ ba đến bốn năm, trong khi bằng Thạc sĩ tài chính sẽ kéo dài từ một đến hai năm.
Ở Vương quốc Anh, du học tài chính bậc đại học kéo dài ba năm và bậc thạc sĩ là một năm, ngoại trừ Scotland (4 năm đối với khoá học tài chính bậc đại học và 2 năm đối với khoá sau đại học).
Tại Hoa Kỳ, ngành tài chính chủ yếu được giảng dạy trong bốn năm ở cấp độ đại học và hai năm ở cấp độ thạc sĩ.
Không giống như kế toán – một lĩnh vực có phần hẹp hơn, các khóa học tài chính bao gồm một loạt các môn học khác nhau, được thiết kế để cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết sâu rộng về thế giới kinh doanh ngày nay.
Việc giảng dạy bao gồm cả bài giảng và hội thảo thực tế. Các phương pháp đánh giá là sự kết hợp giữa các bài luận riêng lẻ, làm dự án nhóm và bài kiểm tra viết.
Các chuyên ngành trong ngành Tài chính
Ngành tài chính là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành chính mà bạn có thể chọn để theo đuổi:
Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance)
Lĩnh vực tài chính doanh nghiệp tập trung vào quản lý tài chính và các quy trình trong tập đoàn. Các chủ đề tài chính được đề cập ở đây có thể bao gồm: đánh giá chi phí vốn, thiết lập các tiêu chuẩn cho lợi nhuận tài chính, đánh giá giá trị thị trường của các công ty, chiến lược giảm thiểu rủi ro, sáp nhập và mua lại.
Tài chính quốc tế (International finance)
Chuyên ngành tài chính quốc tế là cơ hội để nghiên cứu các chủ đề tài chính quan trọng ở cấp độ quốc tế. Chuyên ngành đem đến kiến thức cho các bạn sinh viên về các lĩnh vực như thuế quốc tế, báo cáo tài chính quốc tế, chính sách thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hệ thống tiền tệ quốc tế và thị trường tài chính quốc tế.
Tài chính hành vi (Behavioral finance)
Tài chính hành vi là một trong những chủ đề ngày càng phổ biến hiện nay. Chuyên ngành này nghiên cứu về cách ra các quyết định về tài chính của những cá nhân, tổ chức bằng cách sử dụng kết hợp các mô hình tâm lý, xã hội và kinh tế.
Toán học tài chính (Financial mathematics)
Các khóa học tập trung vào toán học tài chính cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về tính toán và toán học cần thiết cho các nghề nghiệp tài chính chuyên biệt.
Các chủ đề tài chính được đề cập có thể bao gồm: các phương pháp tính toán chính trong tài chính, các mô hình phân tích nâng cao, định giá chứng khoán phái sinh và mô hình lãi suất.
Kinh tế tài chính (Financial economics)
Du học chuyên ngành kinh tế tài chính sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết vững chắc về kinh tế vi mô. Chuyên ngành thảo luận về các mô hình chuẩn trong cách người tiêu dùng và nhà sản xuất hành xử, đồng thời phân tích tác động của các mô hình này đối với việc phân bổ nguồn lực và hiệu quả thị trường. Chuyên ngành bao gồm các chủ đề như tối ưu hóa, tĩnh so sánh và cân bằng.
Học ngành Tài chính xong có thể làm gì
Du học ngành tài chính đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn cho sinh viên. Một số lĩnh vực phổ biến nhất bao gồm:
Quản lý tài chính: công việc cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc loại hình và quy mô của tổ chức bạn lựa chọn. Một số nhiệm vụ chính có thể kể đến giám sát dòng tiền, đóng góp vào việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn, quản lý ngân sách, cung cấp báo cáo tài chính, đảm bảo đáp ứng các quy định tài chính và đánh giá các cơ hội để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Kinh doanh tài chính: liên quan đến việc mua và bán các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và tài sản. Thông thường, các nhà giao dịch tài chính được tuyển dụng bởi các công ty quản lý đầu tư lớn và bạn có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch mua bán thay cho công ty của họ.
Đây là một ngành nghề có áp lực cao, đòi hỏi khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực, khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và đa nhiệm.
Bảo hiểm: theo đuổi sự nghiệp bảo hiểm là một trong những lựa chọn dành cho sinh viên ngành tài chính. Công việc trong lĩnh vực bảo hiểm bao gồm đánh giá rủi ro tài chính liên quan đến việc bảo hiểm, cung cấp lời khuyên cho khách hàng, xử lý yêu cầu bảo hiểm và xác định các cơ hội mới trong lĩnh vực bảo hiểm.
Ngân hàng: có rất nhiều vị trí khác nhau trong các ngân hàng thương mại đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên sâu về tài chính. Bạn có thể làm giao dịch viên ngân hàng, nhân viên cho vay, quản lý khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp.
Vì sao nên du học ngành tài chính
Những năm gần đây, có rất nhiều trường đại học quốc tế liên kết với các trường đại học trong nước mở chương trình đào tạo ngành tài chính, bằng cấp được công nhận trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn lựa chọn du học ngành tài chính bởi vì những lý do sau:
Thứ nhất, phương pháp đào tạo của nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia phương tây chú trọng vào kỹ năng và áp dụng những kiến thức lý thuyết vào công việc thực tế.
Trong khi đó, các chương trình giảng dạy tại Việt Nam còn nặng tính lý thuyết, máy móc và rập khuôn; mà bản chất của tài chính đòi hỏi phải năng động và có hiểu biết về nhiều lĩnh vực.
Vì vậy, du học ngành tài chính sẽ mang đến cho sinh viên những nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt hơn để phục vụ công việc.
Thứ hai, nền tài chính của thế giới phát triển mạnh hơn Việt Nam và du học là cơ hội để các bạn trẻ tiếp cận, học tập và làm việc tại những quốc gia có hoạt động tài chính lớn mạnh nhất thế giới.
Điều này sẽ giúp du học sinh có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp, khi quay về Việt Nam có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân để phát triển sự nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Du học ngành Tài chính ở đâu
Mỹ
Với nền kinh tế hàng đầu thế giới và hầu hết các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới đều có mặt tại Mỹ. Đồng thời, sàn chứng khoán đầu tiên và lớn nhất thế giới hiện đều thuộc sở hữu của Hoa Kỳ.
Vì vậy, du học Mỹ ngành tài chính là mơ ước của không chỉ các bạn trẻ, mà còn là đích đến của những chuyên gia muốn nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tài chính.
Một số trường đào tạo hàng đầu tại xứ sở cờ hoa có thể kể đến như sau:
Harvard University: học phí trung bình 47.720 USD/năm.
Yale University: học phí trung bình 55.000 USD/năm.
Anh
Anh là 1 trong 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, trong đó trọng tâm là London với các hoạt động tài chính sôi nổi và là trung tâm của các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới. Do đó, du học Anh ngành tài chính sẽ mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho du học sinh.
Du học ngành tài chính tại xứ sở sương mù bạn có thể tham khảo một số trường sau:
University of Oxford: học phí trung bình 38.500 USD/năm.
University of Cambridge: học phí trung bình 32.500 USD/năm.
Canada
Xứ sở lá phong hiện nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Do đó, du học Canada ngành tài chính là mục tiêu không chỉ các bạn trẻ Việt Nam, mà du học sinh trên khắp thế giới hướng đến.
Bạn có thể tham khảo một số trường đào tạo hàng đầu tại Canada như:
University of Ottawa: học phí trung bình 47.920 CAD/năm.
University of Alberta: học phí trung bình 28.590 CAD/năm.
Úc
Không thể không nhắc đến Úc trong danh sách những quốc gia nên đến để học ngành tài chính. Bởi vì, đất nước của những chú chuột túi sở hữu nền kinh tế và rất nhiều trường đại học nằm trong top đầu thế giới.
Bạn có thể tìm hiểu về một số trường đào tạo chất lượng tại Úc như:
La Trobe University: học phí trung bình 36.880 AUD/năm.
Melbourne University: học phí trung bình 39.100 AUD/năm.
Singapore
Quốc đảo sư tử là một trong những trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất châu Á. Vì thế, du học Singapore ngành tài chính là lựa chọn của nhiều bạn trẻ để có được nền tảng kiến thức vững chắc cho tương lai.
Một số trường đào tạo hàng đầu tại quốc gia này có thể kể đến như:
Singapore Institute of Management: học phí trung bình 13.820 SGD/năm.
Nanyang Technological University: học phí trung bình 74.250 SGD/năm
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến du học ngành tài chính. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về du học ngành tài chính.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.